Những người ứng cứu đầu tiên làm việc gần một tòa nhà dân cư bị hư hại do cuộc không kích của Ukraine ở Belgorod, Nga (Ảnh: Sputnik)
Nhà ngoại giao cấp cao Nga Rodion Miroshnik cho biết.
Ông Rodion Miroshnik - người đứng đầu phái bộ đặc biệt của Moscow nhằm điều tra các tội ác chiến tranh bị cáo buộc của Ukraine, đã thảo luận về khía cạnh này trong cuộc xung đột Nga - Ukraine với tờ báo Izvestia hôm 9/10. Ông Miroshnik giải thích rằng phần lớn công việc này được thực hiện ở cấp khu vực, nhưng việc thu thập dữ liệu được chính quyền trung ương điều phối.
Ông Miroshnik mô tả: "Mọi thứ đều được tính đến trong cơ sở dữ liệu về thiệt hại đối với nền kinh tế, các doanh nghiệp và cá nhân. Phần lớn phụ thuộc vào tình hình chiến trường. Khi Nga tiến triển trên chiến trường, sẽ xuất hiện cơ hội để đưa ra những yêu cầu của chúng ta đối với bên đã phạm tội và thảo luận về các cơ chế thực tế để bồi thường thiệt hại".
Vào tháng 2, ông Oleg Ustenko - cố vấn Tổng thống Ukraine Zelensky về các vấn đề kinh tế, ước tính tổng thiệt hại mà Kiev sẽ yêu cầu Nga bồi thường là 1.000 tỷ USD. Năm 2023, Thủ tướng Ukraine Denis Shmigal đưa ra con số bồi thường dự kiến là 750 tỷ USD, nói rằng "những tài khoản, tài sản bị tịch thu của Nga và các nhà tài phiệt Nga nên là nguồn bồi thường chính".
Các quốc gia phương Tây đã tịch thu khoảng 300 tỷ USD tài sản có chủ quyền của Nga sau khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra vào tháng 2/2022. EU đã áp dụng thuế bất ngờ đối với lợi nhuận thu được từ các quỹ đó để chi cho nhu cầu của Kiev. Công việc đang được tiến hành để tạo ra khoản vay 50 tỷ USD mang lại lợi nhuận trong tương lai, sau đó sẽ được chuyển cho Ukraine.
Nga đã lên án những hành động trên là hành vi trộm cắp tài sản của nước mình. Trong khi đó, Ukraine muốn toàn bộ số tiền được chuyển cho quốc gia này.
Báo Izvestia đã trích dẫn một số ước tính của các khu vực của Nga liên quan đến thiệt hại có thể được yêu cầu bồi thường từ Ukraine, với giá trị dao động từ khoảng 200 triệu USD ở vùng biên giới Belgorod đến 145 tỷ USD ở Crimea. Đây là con số lớn nhất được ông Vladimir Konstantinov - Chủ tịch cơ quan lập pháp Crimea trước đây - đưa ra vào tháng 6. Con số này bao gồm thiệt hại liên quan đến lệnh phong tỏa kinh tế của Kiev đối với bán đảo Crimea.
Chính phủ Ukraine đã cắt nguồn cung cấp nước và điện cho Crimea sau quyết định của người dân nước này gia nhập Nga và từ chối Chính phủ được thành lập tại Kiev sau cuộc đảo chính vũ trang do Mỹ hậu thuẫn vào năm 2014.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!