Chưa đầy một tuần sau khi gây chấn động thế giới vì là quốc gia phương Tây đầu tiên thông qua một loại vaccine COVID-19, nước Anh hôm nay tiếp tục bước vào hành trình phân phối và triển khai tiêm chủng đợt đầu.
Vaccine COVID-19 do hãng dược Pfizer và công ty công nghệ sinh học BioNtech được bảo quản trong kho lạnh. (Ảnh: AP)
Trước đó nhiều ngày, hành trình vận chuyển vaccine bắt đầu từ thị trấn nhỏ bé Purrs của Bỉ. Nơi đây giờ đã nổi danh là một trong những địa điểm sản xuất vaccine COVID-19 lớn nhất thế giới của hãng dược phẩm Pfizer và đối tác BioNTech. Cơ sở này đã sản xuất hàng triệu liều vaccine và sẽ là nhà cung cấp chính cho toàn châu Âu.
Nhà máy của Pfizer tại thị trấn Purrs (Bỉ), nơi đang sản xuất hàng triệu liều vaccine COVID-19. (Ảnh: AP)
Khoảng 3.000 công nhân đang làm việc tại nhà máy Pfizer rộng lớn. Hãng đang đầu tư vào cơ sở hạ tầng, dây chuyền sản xuất mới và tuyển dụng - để đảm bảo phân phối vaccine nhanh chóng khi có sự chấp thuận của cơ quan quản lý.
"Chúng tôi luôn nói vui rằng mình sẽ cứu thế giới. Chúng tôi vui mừng vì có thể đóng góp và trải qua giai đoạn khó khăn này với nhiều người" - ông Koen Van den Heuvel, Thị trưởng Puurs, nói.
Những kiện hàng chứa vaccine có thể được nhìn thấy từ bên ngoài nhà máy. (Ảnh: AP)
Một số lô vaccine đã rời khỏi nhà máy trên các xe tải lạnh - hướng đến sân bay để sang Anh - nơi cơ quan quản lý y tế đã chấp thuận sử dụng vaccine này. (Ảnh: CNN)
Những lô hàng này sẽ tập kết tại sân bay Brussels của Bỉ, một trong những cảng trung chuyển vaccine và đã chuyển 20% nguồn cung vaccine trên toàn cầu.
Sân bay Brussels những ngày trở lại đây rất bận rộn với “nhiệm vụ thế kỷ”. Ước tính, khoảng 800.000 liều vaccine đầu tiên do Pfizer-BioNTech phát triển sẽ rời Bỉ để đến Anh, sẵn sàng cho chiến dịch tiêm chủng diện rộng.
Sân bay Brussels của Bỉ là một trong những cảng trung chuyển vaccine COVID-19 lớn nhất thế giới. (Ảnh: AP)
Những công đoạn bốc dỡ và vận chuyện vaccine đã được tập dượt từ trước, từ việc dỡ kiện hàng, phân loại, cho lên băng chuyền tốc độ cao và chuyển thẳng lên máy bay chở hàng.
Băng chuyền siêu tốc dùng để vận chuyện kiện hàng vaccine. (Ảnh: AP)
Những thùng hàng chưa vaccine được ghi chữ "Vô cùng khẩn cấp". (Ảnh: Euronews)
Thời gian là vàng trong lúc này, khi thách thức lớn nhất nằm ở việc kiểm soát nhiệt độ trong suốt quá trình vận chuyển. Vaccine của Pfizer cần đến bảo quản lạnh ở độ âm 94 độ F, tức là khoảng âm 70 độ C. Nhiệt độ cũng phải được theo dõi và ghi chép thường xuyên.
Vaccine của Pfizer cần đến bảo quản lạnh ở độ âm 94 độ F, tức là khoảng âm 70 độ C.
Theo anh Tom Heymans, chủ một kho đông lạnh tại Bỉ, đá khô có thể giữ lạnh cho vaccine từ vài tiếng đến tối đa 10 ngày, tùy vật liệu đóng gói. Nhờ thế vaccine có thể vận chuyển đến những nơi xa xôi.
Các nhân viên vận chuyển phải theo dõi nhiệt độ bảo quản vaccine trong từng thùng và bỏ đá khô vào khi thấy nhiệt độ tăng lên quá mức cho phép. (Ảnh: AP)
Giám đốc hãng vận chuyển Air Cargo Belgium Geert Keirens cho biết: "Số lượng hàng cần vận chuyển sẽ rất lớn, giống như một cơn "sóng thần" vaccine sẽ đi qua sân bay này vậy. Do đó, chúng tôi phải chuẩn bị rất kỹ càng." (Ảnh: AP)
Sau khi đến Anh, mỗi hộp chứa 975 liều vaccine sẽ phải được mở vã dỡ khỏi hộp bằng tay tại các điểm được cấp phép từ trước. Từng liều cũng sẽ được chuyên gia kiểm tra để đảm bảo không có sai sót, va đập trong quá trình vận chuyển.
Vaccine sẽ phải được mở vã dỡ khỏi hộp bằng tay tại các điểm được cấp phép từ trước. (Ảnh: AP)
Theo giới chức Anh, 50 bệnh viện lớn trên toàn nước Anh đã nhận được số vaccine theo phân phối của cơ quan quản lý. (Ảnh: Euronews)
Đại diện Pfizer cho biết việc cấp phép sử dụng khẩn cấp của Anh đánh dấu thời điểm lịch sử trong cuộc chiến chống lại Covid-19. Tới nay, Anh đã đặt hàng 40 triệu liều vaccine, đủ để tiêm chủng cho 20 triệu người trong tổng số 67 triệu dân.
Anh đã đặt hàng 40 triệu liều vaccine, đủ để tiêm chủng cho 20 triệu người trong tổng số 67 triệu dân. (Ảnh: AP)
Ngày 8/12 được gọi là V-day, tên gọi do Bộ trưởng Y tế Matt Hancock lựa chọn, chơi chữ theo "D-Day" - cụm từ từng được sử dụng trong Chiến tranh thế giới thứ 2.
Đây là chương trình chiêm chủng lớn nhất từ trước đến nay của Anh. Nhóm người cao tuổi tại các viện dưỡng lão và nhân viên chăm sóc tại đây đứng đầu danh sách ưu tiên được tiêm vaccine COVID-19, tiếp theo là những người trên 80 tuổi và đội ngũ y tế ở tuyến đầu chống dịch của Dịch vụ Y tế Quốc gia (NHS). Tất cả những ai được tiêm chủng sẽ cần tiêm nhắc lại 21 ngày sau đó.
Cụ bà 90 tuổi Margaret Keenan, 90 tuổi, tại Bắc Ireland đã trở thành người đầu tiên trên thế giới được tiêm vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer-BioNTech, bên ngoài chương trình thử nghiệm. (Ảnh: CNN)
Bà Margaret Keenan nói về cảm nghĩ sau khi được tiêm vaccine: “Tôi thấy ổn. Ổn lắm. Tôi không thấy lo lắng gì”. (Ảnh: CNN)
Nhóm người cao tuổi trên 80 nằm trong nhóm đối tượng được ưu tiên tiêm vaccine trước. (Ảnh: Reuters)
Giám đốc NHS Stephen Powis nhấn mạnh chương trình tiêm chủng COVID-19 sẽ là "cuộc chạy marathon đường dài chứ không phải chạy nước rút". Chính phủ sắp xếp các nhóm ưu tiên theo độ tuổi và tình trạng sức khoẻ. Người trẻ hơn sẽ chưa thể nhận vaccine cho đến mùa xuân hoặc hè 2021.
Anh hiện là quốc gia châu Âu bị ảnh hưởng nặng nề nhất từ đại dịch, với hơn 61.000 ca tử vong do COVID-19. Tuy nhiên, với chiến dịch mang tính lịch sử này, Thủ tướng Boris Johnson hy vọng sẽ lật ngược tình thế chống lại căn bệnh này bằng cách cho lưu hành vaccine COVID-19 trước Mỹ và Liên minh châu Âu.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!