Người khỏi bệnh COVID-19 có thể tái nhiễm biến chủng SARS-CoV-2 mới

Quỳnh Chi (Theo Healthline)-Chủ nhật, ngày 07/02/2021 12:07 GMT+7

Việc tái nhiễm COVID-19 hoàn toàn có thể xảy ra. (Ảnh: AP)

VTV.vn - Qua dữ liệu thử nghiệm vaccine, những người từng mắc COVID-19 và đã khỏi bệnh vẫn có thể tái nhiễm biến chủng virus SARS-CoV-2 có nguồn gốc từ Nam Phi.

Đa số những người hồi phục sau COVID-19 xuất hiện kháng thể và phản ứng miễn dịch khác chống lại virus SARS-CoV-2. Kết quả một số nghiên cứu cho thấy, sự bảo vệ này kéo dài trong ít nhất 8 tháng. Tuy nhiên, một nhóm bác sĩ từ Trường Y Đại học Yale đã cảnh báo, trên thực tế, việc tái nhiễm COVID-19 hoàn toàn có thể xảy ra, thậm chí diễn ra chỉ sau vài tháng.

Nhóm nghiên cứu đã dẫn chứng trường hợp cụ thể, theo đó, một người đàn ông ở độ tuổi 40 bị nhiễm COVID-19 nghiêm trọng vào tháng 4/2020, sau đó đã được điều trị khỏi bệnh và bị mắc bệnh lại 4 tháng sau đó. Vào tháng 4 và tháng 8/2020, người này đã có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2. Trong khoảng thời gian giữa 2 thời điểm này, người bệnh đã có 4 lần xét nghiệm cho kết quả âm tính.

Đây không phải là trường hợp đầu tiên tái nhiễm virus SARS-CoV-2. Tuy nhiên, rất khó để biết mức độ phổ biến của việc tái nhiễm vì các nhà khoa học không thường xuyên theo dõi vấn đề này và những triệu chứng có thể ít được chú ý trong lần mắc bệnh thứ hai.

Tiến sĩ Theodora Hatziioannou, một nhà virus học tại Đại học Rockefeller, cho biết: “Nhiều trường hợp tái nhiễm rất nhẹ, khiến bệnh nhân thậm chí không nhận ra rằng họ đã bị tái nhiễm. Vì vậy, tôi tin rằng, số lượng bệnh nhân bị tái nhiễm trên thực tế là rất nhiều".

Người khỏi bệnh COVID-19 có thể tái nhiễm biến chủng SARS-CoV-2 mới - Ảnh 1.

Đã có trường hợp mắc COVID-19 lần 2 với biến thể SARS-CoV-2 mới. (Ảnh: AP)

Một nghiên cứu trên 20.000 nhân viên y tế ở Anh cho thấy, trong số hơn 6.600 người từng bị nhiễm SARS-CoV-2 trước đó, chỉ có 44 người tái nhiễm, chiếm tỷ lệ nhỏ hơn 1%. Ngoài ra, những người đã từng bị nhiễm bệnh trước đó ít có nguy cơ tái nhiễm hơn 83% trong 5 tháng so với những người không bị mắc COVID-19 trước đó.

Kết quả được công bố vào ngày 15/1. Nghiên cứu chưa được đánh giá ngang hàng, vì vậy kết quả trên vẫn cần được xem xét một cách thận trọng. Tuy nhiên, kết quả này phù hợp với một nghiên cứu khác được thực hiện bởi Tiến sĩ Stuart C. Sealfon, giáo sư thần kinh học tại Trường Y Icahn ở Mount Sinai, và các đồng nghiệp.

Bên cạnh đó, đã có những trường hợp được ghi nhận về việc tái nhiễm với một trong những biến thể mới, bao gồm một người đàn ông ở Israel mắc COVID-19 lần 2 với biến thể B.1.351 và một người bị tái nhiễm với biến thể P.1.

Trong khi đó, Tiến sĩ Anthony Fauci, Giám đốc Viện Quốc gia Mỹ về Dị ứng và Các bệnh Truyền nhiễm, cho biết, khoảng 30% người tham gia thử nghiệm có kháng thể COVID-19 trong máu. Điều này chứng tỏ, họ đã hồi phục sau khi mắc bệnh lần đầu. Tuy nhiên, tỷ lệ người tái nhiễm là vào khoảng 4%, gần như tương đương với tỷ lệ người mắc bệnh lần đầu. Điều này có nghĩa là hệ miễn dịch không thể bảo vệ họ hoàn toàn trước biến thể virus SARS-CoV-2 có nguồn gốc từ Nam Phi. Tuy nhiên, hiện chưa thể kết luận, bệnh nhân tái nhiễm sẽ ít có nguy cơ bị bệnh nặng hơn hoặc tử vong cao hơn so với lần đầu. Ông Fauci cũng cho rằng, vaccine là phương pháp tạo miễn dịch tốt hơn so với có miễn dịch qua lây nhiễm trong tự nhiên.

Hơn 97,9 triệu người mắc COVID-19 trên thế giới, biến thể ở Nam Phi có nguy cơ gây tái nhiễm rõ rệt Hơn 97,9 triệu người mắc COVID-19 trên thế giới, biến thể ở Nam Phi có nguy cơ gây tái nhiễm rõ rệt

VTV.vn - Đến sáng 22/1, thế giới có hơn 97,9 triệu người mắc COVID-19, trong đó trên 2,09 triệu trường hợp đã tử vong vì đại dịch.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước