Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide. (Ảnh: AP)
Quyết định này được Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide công bố trong ngày 22/4.
Bằng cách đặt ra mục tiêu "đầy tham vọng", Nhật Bản đã "sẵn sàng chứng tỏ vai trò lãnh đạo của mình đối với quá trình khử carbon trên toàn thế giới", Thủ tướng Suga nói tại Hội nghị thượng đỉnh khí hậu trực tuyến do Mỹ tổ chức và Tổng thống Mỹ Joe Biden chủ trì.
Nhật Bản đã xem xét lại mục tiêu giảm phát thải của mình để phù hợp hơn với cam kết của Thủ tướng Suga là đạt được mức trung hòa carbon vào năm 2050, tìm cách giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch và chuyển sang năng lượng tái tạo như năng lượng gió và năng lượng mặt trời. Thủ tướng Suga đã trình bày những nỗ lực của Nhật Bản nhằm hiện thực hóa xã hội không carbon và mục tiêu trung hòa carbon hoàn toàn trước năm 2050.
Ông Suga cam kết tạo ra một "chu kỳ đạo đức" về tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường. Trong dài hạn, Nhật Bản sẽ nỗ lực cắt giảm 50% lượng khí thải.
Nhật Bản sẽ tăng cường sử dụng năng lượng gió và năng lượng mặt trời. (Ảnh: Nippon.com)
Thủ tướng Suga và Tổng thống Biden đã thống nhất tại một cuộc họp vào ngày 16/4 ở Washington (Mỹ) về hợp tác về biến đổi khí hậu, theo đó thực hiện Thỏa thuận Paris 2015 nhằm tìm cách giữ nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng lên 1,5°C so với mức thời kỳ tiền công nghiệp, thúc đẩy năng lượng sạch và hỗ trợ quá trình khử carbon tại khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương.
Trước đó, Mỹ cho biết sẽ giảm lượng phát thải khí nhà kính từ 50 đến 52% so với mức năm 2005 vào năm 2030, tăng gần gấp 2 lần so với mục tiêu trước đó. Ngày 20/4, Anh đã công bố mục tiêu mới là cắt giảm 78% lượng khí thải vào năm 2035 so với mức vào năm 1990, tăng từ mức cắt giảm 68% vào năm 2030 cam kết trước đó. Trong khi đó, năm 2020, Liên minh châu Âu quyết định hướng tới mục tiêu cắt giảm 55% lượng khí thải vào năm 2030 so với mức năm 1990, tăng so với mức giảm 40% đưa ra trước đó.
Nhật Bản chuyển sang sử dụng nhiên liệu hóa thạch như dầu mỏ, than đá và khí đốt tự nhiên hóa lỏng ngày càng nhiều vì hầu hết các lò phản ứng hạt nhân của nước này đã được đưa vào hoạt động ngoại tuyến sau thảm họa động đất và sóng thần vào năm 2011, đáp ứng khoảng 85% nhu cầu năng lượng của nước này.
Theo Kế hoạch Năng lượng chiến lược của Nhật Bản, nước này sẽ nỗ lực tăng tỷ trọng sử dụng năng lượng tái tạo từ khoảng 17% vào năm 2018 lên từ 22 đến 24% trong năm 2030.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!