Lịch sử Thổ Nhĩ Kỳ đã dày đặc những cuộc đảo chính, một phần là do mối quan hệ giữa chính phủ và lực lượng quân đội tại quốc gia này rất phức tạp.
Đặc biệt trong những thời điểm bất ổn chính trị, căng thẳng lại càng bị đẩy lên cao khi lực lượng quân đội thấy bất mãn và sử dụng tầm ảnh hưởng chính trị của mình để khẳng định quyền lực.
Trong những năm gần đây, cuộc đảo chính năm 1980 là đẫm máu và có tác động lớn nhất tới chính trường nước này.
Vào ngày 12/9/1980, tướng Kenan Evren đã chỉ huy quân đội và triển khai xe tăng di chuyển trên đường phố thủ đô Ankarra vào lúc nửa đêm, để thực hiện cuộc đảo chính, sơ tán tòa nhà Quốc hội và chiếm quyền kiểm soát đất nước.
Vụ đảo chính này đã thành công. Dưới sự chỉ huy trực tiếp của tướng Evren, một hội đồng an ninh quốc gia đã được lập ra và lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ trong vòng 3 năm, cho tới khi một cuộc tổng tuyển cử được tổ chức.
Trong suốt 3 năm đó, 50 người đã bị tử hình, và 299 người chết vì tra tấn và chết trong lao ngục. 230 nghìn người bị kết án, hơn 600 nghìn người khác đã bị giam cầm, và hàng nghìn người khác bị mất tích. Tướng Kenan Evren vẫn tiếp tục giữ chức vụ Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ trong suốt 6 năm sau đó.
Ngày 12/9/2010, đúng 30 năm sau ngày vụ đảo chính lịch sử, Thổ Nhĩ Kỳ đã tổ chức trưng cầu dân ý, thông qua đạo luật khởi tố lãnh đạo của những phong trào đảo chính. Đây là một động thái của chính phủ nước này nhằm hạn chế và kiểm soát sức mạnh của quân đội.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!