Những con số đáng báo động về làn sóng dịch COVID-19 lần thứ tư

VTVDigital-Thứ sáu, ngày 26/11/2021 11:54 GMT+7

VTV.vn - Làn sóng dịch COVID-19 thứ tư tại châu Âu, cuộc khủng hoảng dân số tại Trung Quốc, những điểm mới trong lễ Tạ ơn tại Mỹ là những sự kiện nổi bật trong tuần.

Theo Tổ chức Y tế thế giới, tổng số người châu Âu tử vong do đại dịch COVID-19 có thể chạm mốc 2,2 triệu người trong mùa đông năm nay, tính đến tháng 3/2022, nghĩa là tăng thêm khoảng 700 nghìn so với hiện nay. Những con số đáng báo động, cho thấy tình hình dịch ở châu Âu vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp.

Quá tải hệ thống y tế vì COVID-19 tại các quốc gia châu Âu

Quá tải hệ thống y tế vì COVID-19 là câu chuyện lặp đi lặp lại tại các quốc gia châu Âu trong hai năm qua. Hà Lan phải hoãn phẫu thuật cho bệnh nhân ung thư và bệnh tim để lập phòng chăm sóc đặc biệt cho bệnh nhân COVID-19. Thậm chí, quốc gia này còn phải chuyển bớt bệnh nhân sang Đức vì quá tải. Trong khi đó, hệ thống y tế của Đức cũng đang quá tải khi số ca mắc mới cứ mỗi 12 ngày lại tăng gấp đôi. Ngày hôm qua, 25/11, Đức đã ghi nhận cột mốc mới về số ca tử vong vì COVID-19.

Những con số đáng báo động về làn sóng dịch COVID-19 lần thứ tư - Ảnh 1.

Thủ tướng Đức Angela Merkel nói: "Ngày hôm nay thật sự là một ngày rất buồn khi chúng ta đã ghi nhận 100 nghìn ca tử vong".

Lỗ hổng về tiêm chủng là một trong các nguyên nhân mà WHO chỉ ra rằng đã khiến làn sóng dịch COVID-19 lần này tại châu Âu trở nên căng thẳng như vậy. Chưa tới 70% dân số tại EU đã tiêm đủ liều và tỷ lệ tiêm giữa các nước cũng chưa đồng đều. Ví dụ, tỷ lệ tiêm đủ liều tại Bulgaria là 24,2%, chênh lệch đáng kể so với mức 86,7% của Bồ Đào Nha. Và chính những người chưa tiêm chủng chiếm phần lớn các ca nhập viện và tử vong trong làn sóng dịch này.

Ông Miloslav Ludvik - Giám đốc Bệnh viện Đại học Motol, Cộng hòa Czech cho biết: "Chúng tôi có 110 bệnh nhân COVID-19, một nửa số đó tình trạng rất nặng, 2/3 trong số đó là những người chưa tiêm chủng".

Những con số đáng báo động về làn sóng dịch COVID-19 lần thứ tư - Ảnh 2.

Bên cạnh đó việc nhiều nước nới lỏng các biện pháp kiểm dịch cơ bản như đeo khẩu trang, giãn cách tại địa điểm công cộng cũng tạo cơ hội cho virus lây lan. Khi mùa đông và mùa Giáng sinh đến gần, sự chủ quan của người dân cũng khiến dịch bệnh trở nên khó kiểm soát.

Hàng loạt biện pháp mạnh tay để giảm mức độ lây lan

Trước những diễn biến phức tạp của đại dịch, chính phủ các nước châu Âu đang phải áp dụng hàng loạt biện pháp mạnh tay để giảm mức độ lây lan.

Italy tuyên bố kể từ ngày 4/12, chỉ những người đã tiêm vaccine hoặc đã có kháng thể sau khi hồi phục COVID-19 mới được đến các quán ăn trong nhà, vào rạp chiếu phim hoặc tham gia các sự kiện thể thao. Trong khi đó Chính phủ Đức không cho phép những người chưa tiêm chủng hoặc không có giấy chứng nhận âm tính với virus được quyền sử dụng các phương tiện giao thông công cộng như tàu điện. Áo thậm chí còn mạnh tay hơn khi tuyên bố áp đặt lệnh phong tỏa toàn quốc từ ngày 22/11 và trở thành quốc gia đầu tiên tại châu Âu bắt buộc người dân phải tiêm vaccine từ ngày 1/2/2022.   

Những con số đáng báo động về làn sóng dịch COVID-19 lần thứ tư - Ảnh 3.

Trung Quốc có mức sinh thấp nhất trong gần 6 thập kỷ qua

Trung Quốc đang khống chế dịch COVID-19 tương đối thành công, tuy nhiên nước này lại phải lo lắng về một vấn đề khác, đó là khủng hoảng dân số.

Bất chấp việc đã áp dụng nhiều biện pháp để đảo ngược tình thế như tăng thêm ngày nghỉ thai sản, trợ cấp nuôi con, tỷ lệ sinh ở Trung Quốc vẫn đang ở mức thấp, đe dọa triển vọng tăng trưởng dài hạn của quốc gia đông dân nhất thế giới. Trong năm 2020, chỉ có hơn 12 triệu trẻ em được sinh ra tại Trung Quốc, giảm 18% so với năm trước đó. Đây cũng là mức sinh thấp nhất trong gần sáu thập kỷ qua.

Theo ông Mathias Bolinger - Phóng viên DW tại Bắc Kinh, Trung Quốc: "Năm ngoái là năm tỷ lệ sinh của Trung Quốc thấp kỷ lục: 1,2 trẻ em/mỗi phụ nữ - quá thấp so với chính sách sinh ba con mà Trung Quốc đang khuyến khích. Trung Quốc sẽ sớm phải đối mặt với những vấn đề tương tự ở nhiều nước phát triển - dân số già, đặt gánh nặng lên hệ thống an sinh".

Những con số đáng báo động về làn sóng dịch COVID-19 lần thứ tư - Ảnh 4.

Có hai nguyên nhân chính cho sự sụt giảm tỷ lệ sinh nhanh chóng của Trung Quốc. Thứ nhất, tỷ lệ kết hôn giảm, số lượng đăng ký kết hôn ở Trung Quốc đã giảm trong 7 năm liên tiếp và đạt mức thấp nhất trong 17 năm vào năm ngoái. Điều này đến từ áp lực công việc, sự chênh lệch số lượng nam và nữ, hay ngày càng nhiều phụ nữ ở xã hội hiện đại có thể độc lập được về kinh tế và cuộc sống dẫn đến không mặn mà với việc kết hôn. Thứ hai, ham muốn sinh con của thế hệ trẻ ở Trung Quốc đã giảm những năm gần đây vì một số nguyên do.

"Những người ở độ tuổi sinh đẻ giờ đây là thuộc thế hệ 1 con bởi cha mẹ họ sống trong thời gian Trung Quốc áp dụng chính sách một con từ hơn 40 năm trước, họ đã quen với một gia đình chỉ 1 con. Ngoài ra, các gia đình giờ muốn đẻ ít để dồn nguồn lực tập trung phát triển cho con bởi hệ thống giáo dục của Trung Quốc hết sức cạnh tranh", ông Mathias Bolinger nói.

Liên Hợp Quốc dự báo dân số Trung Quốc từ 1,4 tỷ người sẽ giảm nhanh chỉ còn một nửa trong vòng 45 năm tới. Một số chuyên gia còn cho rằng tỉ suất sinh của Trung Quốc trong vài năm tới có khả năng sẽ thấp hơn Nhật Bản và thậm chí thấp nhất thế giới.

Số ca mắc COVID-19 mới cao nhất châu Âu, Serbia trước làn sóng dịch thứ tư nghiêm trọng Số ca mắc COVID-19 mới cao nhất châu Âu, Serbia trước làn sóng dịch thứ tư nghiêm trọng

VTV.vn - Trong tuần qua, Serbia ghi nhận số ca nhiễm COVID-19 đứng đầu châu Âu và đứng thứ tư thế giới (tính theo tỷ lệ mắc bệnh trên 1 triệu người).

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước