Theo Viện Nghiên cứu Riken, các nhà khoa học đã tập trung vào một loại kháng nguyên bạch cầu có tên gọi HLA-A24 ở người, kháng nguyên này được phát hiện ở khoảng 60% người dân Nhật Bản bản địa. Từ đó nghiên cứu kết luận: ở những người mắc COVID-19 có kháng nguyên bạch cầu này thì tế bào T trong cơ thể đã nhớ lại những lần nhiễm virus Corona cúm mùa trong quá khứ, từ đó tạo phản ứng miễn dịch hiệu quả.
Australia rút ngắn thời gian tiêm mũi vaccine tăng cường
Australia hiện ghi nhận 45 ca nhiễm biến thể Omicron tại bang New South Wales. Trước tình hình biến thể mới có nguy cơ lan rộng, nước này đã quyết định rút ngắn thời gian tiêm mũi tăng cường.
Thời gian tiêm mũi tăng cường từ nay sẽ chỉ còn 5 tháng - kể từ ngày tiêm mũi thứ hai, thay vì 6 tháng như trước đây. Giới chức y tế Australia viện dẫn nghiên cứu của Israel, cho biết: việc tiêm mũi tăng cường giúp làm giảm tỷ lệ nhiễm bệnh, giảm nguy cơ trở nặng ở những người trên 40 tuổi và giảm nguy cơ tử vong ở những người trên 40 tuổi.
Hai loại vaccine được sử dụng cho mũi tăng cường tại nước này là vaccine của Pfizer và Moderna.
Mũi vaccine tăng cường phòng COVID-19 có thể hiệu quả đến 75%
Cơ quan An ninh y tế Anh đã công bố một nghiên cứu cho thấy mũi vaccine tăng cường phòng COVID-19 có thể hiệu quả đến 75% trong việc ngăn ngừa các ca mắc biến thể Omicron có triệu chứng.
Theo nghiên cứu, trong số 581 người mắc biến thể Omicron đã tiêm hai mũi vaccine của hãng AstraZeneca hoặc Pfizer/BioNTech, mức độ bảo vệ các ca bệnh xuất hiện triệu chứng thấp hơn nhiều so với biến thể Delta, song mức độ bảo vệ này đã tăng lên 70-75% hai tuần sau khi họ được tiêm mũi thứ ba.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!