Phát hiện vi khuẩn có thể phân hủy nhựa trong... dạ dày bò

Quỳnh Chi (Theo Sky News)-Chủ nhật, ngày 04/07/2021 09:10 GMT+7

(Ảnh minh họa: AP)

VTV.vn - Các nhà khoa học ở Áo đã phát hiện ra loại vi khuẩn tìm thấy trong dạ dày bò có thể phân hủy nhựa.

Theo các nhà khoa học, những enzym do vi khuẩn tạo ra có thể phân hủy polyeste tự nhiên, do đó cũng có thể được sử dụng để phân hủy nhựa tổng hợp.

Khoảng 25,8 triệu tấn chất thải nhựa đã tích tụ trên đất liền, các biển và đại dương trên toàn cầu, 15% trong số này được làm từ polyeste, một loại nhựa thường được sử dụng trong ngành dệt may (sản xuất vải tổng hợp) và đóng gói bao bì (các loại chai nhựa).

Việc phát hiện ra vi khuẩn có khả năng phá vỡ các polyeste tự nhiên mang lại hy vọng về một số phương pháp mới nhằm giải quyết thực trạng ô nhiễm rác thải nhựa trên Trái đất và cho phép tái chế nhựa.

Bò ăn một thứ gọi là "cutin" ("cutin" là một polyme sinh học lipid bao phủ tất cả các cơ quan trên không của thực vật có phôi - PV). Trên thực tế, "cutin" là một thành phần trong chế độ ăn thông thường của động vật ăn cỏ, một loại polyester tự nhiên do thực vật tạo ra để bảo vệ thành tế bào thực vật. Vi khuẩn trong dạ dày bò tạo ra các enzym phá vỡ những liên kết hóa học trong polyeste này. Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, enzym có thể phá vỡ các liên kết trong polyeste tổng hợp.

Nghiên cứu được đăng trên tạp chí Frontiers in Bioengineering and Biotechnology cho thấy, vi khuẩn có thể tiêu hóa polyethylene terephthalate (nhựa PET), được sử dụng trong chai nhựa cũng như các loại vật dụng bằng nhựa khác.

Nhóm nghiên cứu từ Đại học Tài nguyên và Khoa học Đời sống Vienna (Áo) muốn nghiên cứu các enzym này và xem xét, liệu vi khuẩn tạo ra enzym có thể được thiết kế để giúp tái chế các loại nhựa không phải nhựa PET hay không.

Ý tưởng được đưa ra là thực hiện di truyền vi khuẩn để tạo ra các enzym này mà không cần phải thu thập vi khuẩn từ dạ dày bò. Điều này có khả năng mở ra cánh cửa sản xuất công nghiệp các các enzym có thể phân hủy nhựa.

Các nhà nghiên cứu đã được cấp bằng sáng chế cho một phương pháp tái chế, trong đó vải dệt tổng hợp được đưa qua một loại băng tải để chúng tiếp xúc với các loại enzym khác nhau, có nghĩa là ngay cả khi vải tổng hợp chứa các vật liệu khác nhau vẫn có thể được tái chế mà không cần tách nhỏ vải thành các phần độc lập.

Trước mắt, kỳ vọng lớn nhất của các nhà nghiên cứu là sẽ tìm ra các vi khuẩn có thể "ăn" một số loại nhựa khó phân hủy và tái chế nhất, chẳng hạn như polyetylen, một trong những loại nhựa nhiệt dẻo được sử dụng phố biến nhất hiện nay trên thế giới.

Vi khuẩn ăn nhựa mới - Giải pháp cho khủng hoảng rác nhựa toàn cầu Vi khuẩn ăn nhựa mới - Giải pháp cho khủng hoảng rác nhựa toàn cầu

VTV.vn - Mới đây, loại vi khuẩn ăn nhựa mới đã được phát hiện, hé lộ khả năng tìm được giải pháp khả thi cho cuộc khủng hoảng rác nhựa toàn cầu.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước