Nạn phá rừng ở Brazil tăng đột biến lên mức cao nhất trong 15 năm qua. (Ảnh: AP)
Đây là nội dung trong một báo cáo phi lợi nhuận được công bố vào ngày 1/11.
Dữ liệu được đưa ra khi các nhà bảo vệ môi trường, các nhà đầu tư bền vững và nhiều nhà lãnh đạo thế giới ca ngợi chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Brazil hôm 30/10 vừa qua của nhà lãnh đạo cánh tả Luiz Inacio Lula da Silva. Ông da Silva cam kết sẽ bảo vệ rừng nhiệt đới Amazon, khu rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới, và giải quyết các vấn đề ứng phó với biến đổi khí hậu.
Brazil phát thải khí nhà kính nhiều nhất vào năm 2021 kể từ năm 2005, theo cái kết quả của dự án giám sát khí thải SEEG do nhóm vận động bảo vệ môi trường của Đài quan sát khí hậu tài trợ.
Dữ liệu cho thấy, năm 2021, quốc gia này đã thải ra 2,42 tỷ tấn carbon dioxide tương đương (CO2e), tăng so với 2,16 tỷ tấn vào năm 2020.
Rừng nhiệt đới Amazon của Brazil ở Apui, bang Amazonas bị chặt phá và đốt rừng lấy đất, ngày 3/9/2021. (Ảnh: Reuters)
Brazil, mặc dù có lưới điện sạch dựa vào thủy điện và năng lượng tái tạo, là quốc gia phát thải khí nhà kính lớn thứ năm trên thế giới chủ yếu do nạn phá rừng, tình trạng sản xuất nông nghiệp và sử dụng đất khác.
Đất nước này có 60% diện tích rừng Amazon, nơi hấp thụ một lượng lớn khí CO2 làm Trái đất nóng lên.
Tổng thống Bolsonaro đã đẩy lùi các hoạt động bảo vệ môi trường và tìm cách mở rộng thêm nhiều hoạt động canh tác nông nghiệp, khai thác đất và xây dựng cơ sở hạ tầng ở Amazon, khiến nạn phá rừng ở Brazil tăng đột biến lên mức cao nhất trong 15 năm qua.
Lĩnh vực năng lượng cũng góp phần vào sự gia tăng lượng khí thải nhà kính của Brazil, trong đó mức tiêu thụ năng lượng của nước này đã tăng trở lại sau khi giảm trong đại dịch COVID-19.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!