Phong trào “Black Lives Matter" và sự tác động đến quan điểm của người Mỹ

Kim Huệ (Trung tâm Tin tức VTV24)-Thứ ba, ngày 12/07/2016 11:37 GMT+7

VTV.vn - Những người tham gia phong trào “Black Lives Matter" đánh giá cao mục đích chống lại sự bất bình đẳng và hành vi bạo lực của cảnh sát đối với người Mỹ gốc Phi.

Hàng loạt vụ mâu thuẫn lớn giữa cảnh sát và người da màu tại Mỹ đã xảy ra trong những năm gần đây. Bên cạnh đó, 509 trường hợp đã bị cảnh sát Mỹ bắn hạ chỉ trong nửa đầu năm 2016 mà phần lớn nạn nhân cũng là người da màu. Chính những vụ việc này đã làm nổ ra một phong trào mang tên “Black Lives Matter” hay còn hiểu là “Người da màu đáng được sống”.

“Black Lives Matter” xuất hiện như một từ khóa nóng trên mạng xã hội Twitter là câu khẩu hiệu được in phổ biến trên áo và là một phong trào phản đối sự phân biệt đối xử của cảnh sát với người da màu.

Nguồn gốc của phong trào “Black Lives Matter"

“Black Lives Matter” lấy ý tưởng từ khẩu hiệu “Mạng sống của người da màu cũng có ý nghĩa” của 3 người phụ nữ trong cuộc biểu tình năm 2012, đòi lại quyền công bằng cho Trayvon Marton, một thiếu niên người Mỹ gốc Phi bị một tình nguyện viên làm cảnh vệ khu phố, George Zimmerman, bắn chết.

“Bạn không nhất thiết phải là thành viên của Black Lives Matter mới tham gia biểu tình hòa bình. Chúng tôi hoan nghênh và khuyến khích tất cả mọi người muốn tham gia vì lý tưởng cho một tương lai tốt đẹp hơn” - bà Melina Abdullah, người đồng sáng lập phong trào “Black Lives Matter”, chia sẻ.

Đồng cảm với thông điệp kêu gọi chấm dứt bạo lực, hàng nghìn người dân Mỹ đã đổ xuống đường, sử dụng biểu ngữ, biểu tình hòa bình để phản đối hành vi dùng vũ lực của cảnh sát gây chết người, đặc biệt là đối với người da màu trong các vụ việc gần đây.

Với tôn chỉ biểu tình hòa bình, đòi quyền công bằng, tuy nhiên, một số người biểu tình quá khích đã trà trộn và ném đá hay dùng vũ lực khiến cảnh sát bị thương. Đặc biệt, sau vụ phục kích xả súng vào lực lượng cảnh sát vào ngày 8/7 khiến 5 sĩ quan thiệt mạng, tình hình tại sở cảnh sát Dallas trở nên báo động hơn bao giờ hết.

Hơn 200 người tham gia biểu tình đã bị bắt tại thành phố New York, Chicago, St Paul và Baton Rouge. Trong đó, có Deray McKesson - một nhân vật dẫn đầu cho phong trào “Black Lives Matter” - với lý do anh đã chặn đường xe ô tô mặc dù khi đó, Deray đang ở bên lề đường để ghi hình lại diễn biến của cuộc biểu tình.


Bức ảnh biểu tượng của phòng trào Black Lives Matter. Ảnh: Reuters

"Bức ảnh biểu tượng" của phòng trào "Black Lives Matter". Ảnh: Reuters

Bức ảnh người phụ nữ da màu đứng biểu tình ôn hòa trong khi có 2 sĩ quan cảnh sát trong trang phục chống bạo động dường như đang sẵn sàng chuẩn bị bắt cô tại thành phố Baton Rouge, Louisiana đang thu hút được sự chú ý của cộng đồng mạng. Bức ảnh đã được các tờ báo của Mỹ đặt tên là “bức ảnh biểu tượng” cho phong trào biểu tình phản đối người da màu bị bắn chết trong tuần qua.

Quan điểm của người Mỹ về phong trào “Black Lives Matter”

Ngoài những định kiến và hiểu nhầm giữa lực lượng cảnh sát và người da màu, theo khảo sát mới nhất của trung tâm nghiên cứu Pew, phần lớn những người Mỹ trưởng thành đều nhận thức được ý nghĩa của phong trào “Black Lives Matter”.

Qua khảo sát, cứ 10 người lại có 4 người Mỹ ủng hộ cho “Black Lives Matter”. Ngoài ra, những người Mỹ da trắng, theo Đảng Dân chủ và ở độ tuổi dưới 30 ủng hộ cho phong trào nhiều hơn những nhóm tuổi khác. Với 10 người da màu được hỏi, 6 người tin tưởng vào tính hiệu quả của phong trào này sẽ mang lại sự bình đẳng chủng tộc hơn.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước