Tây Phi là điểm nóng khủng bố của thế giới hiện nay

Quỳnh Chi (Theo Reuters)-Thứ tư, ngày 25/09/2024 06:09 GMT+7

(Ảnh minh họa: 123RF/TimesLIVE)

VTV.vn - Vụ tấn công vào ngày 17/9 là vụ khủng bố trắng trợn nhất kể từ năm 2016 tại thủ đô Mali ở khu vực Sahel - vùng đất khô cằn rộng lớn trải dài khắp châu Phi cận Sahara.

Sau khi lẻn vào thủ đô Bamako của Mali mà không bị phát hiện cách đây vài tuần, những chiến binh thánh chiến đã tấn công ngay trước giờ cầu nguyện lúc rạng sáng. Chúng sát hại hàng chục sinh viên tại một học viện đào tạo cảnh sát tinh nhuệ, xông vào sân bay Bamako và đốt cháy máy bay phản lực của Tổng thống.

Vụ việc cho thấy các nhóm khủng bố thánh chiến - có liên hệ với al Qaeda hoặc Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, những nhóm nổi loạn chủ yếu ở nông thôn đã giết hại hàng nghìn thường dân và khiến hàng triệu người phải di dời ở Burkina Faso, Mali và Niger - cũng có thể tấn công vào trung tâm quyền lực.

Bị lu mờ bởi các cuộc chiến ở Ukraine, xung đột tại Trung Đông và Sudan, cuộc xung đột ở khu vực Sahel hiếm khi thu hút được sự chú ý trên toàn cầu. Tuy nhiên, cuộc xung đột này đang góp phần làm gia tăng mạnh mẽ làn sóng di cư từ khu vực này tới châu Âu. Làn sóng di cư tăng mạnh này diễn ra vào thời điểm những đảng cực hữu chống nhập cư ở các quốc gia châu Âu đang gia tăng và một số quốc gia EU thắt chặt biên giới nước họ.

Tây Phi là điểm nóng khủng bố của thế giới hiện nay - Ảnh 1.

(Ảnh: Dyami)

Theo Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) của Liên hợp quốc, tuyến đường đến châu Âu có số lượng người tăng mạnh nhất trong năm nay là qua các quốc gia ven biển Tây Phi đến quần đảo Canary của Tây Ban Nha.

Dữ liệu của IOM cho thấy số lượng người di cư đến châu Âu từ các nước Sahel ở Tây Phi (Burkina, Chad, Mali, Mauritania, Niger, Nigeria, Senegal) đã tăng 62%, lên 17.300 người trong 6 tháng đầu năm 2024, từ mức 10.700 người của năm 2023. Liên hợp quốc và IOM cho rằng thực trạng gia tăng này do xung đột và biến đổi khí hậu.

15 nhà ngoại giao và chuyên gia nói với Reuters rằng các vùng lãnh thổ nằm dưới sự kiểm soát của lực lượng thánh chiến cũng có nguy cơ trở thành bãi tập và bệ phóng cho nhiều cuộc tấn công hơn. Những cuộc tấn công này nhắm vào các thành phố lớn như Bamako, hoặc những quốc gia lân cận và các mục tiêu của phương Tây trong khu vực hoặc xa hơn nữa.

Bạo lực thánh chiến, đặc biệt là thương vong nặng nề mà nó gây ra cho quân đội chính phủ, là một yếu tố chính trong làn sóng đảo chính quân sự kể từ năm 2020 chống lại các chính phủ được phương Tây hậu thuẫn ở Burkina Faso, Mali và Niger - các quốc gia nằm ở trung tâm của Sahel. Các chính quyền quân sự đã thay thế nhà viện trợ quân sự trước đây là Pháp và Mỹ, chuyển sang Nga - chủ yếu từ lực lượng lính đánh thuê Wagner.

Nhóm tay súng thánh chiến tấn công căn cứ cảnh sát quân sự ở thủ đô Mali Nhóm tay súng thánh chiến tấn công căn cứ cảnh sát quân sự ở thủ đô Mali Thời tiết thuận lợi, người di cư đến quần đảo Canary của Tây Ban Nha tăng cao Thời tiết thuận lợi, người di cư đến quần đảo Canary của Tây Ban Nha tăng cao Pháp áp đặt lệnh cấm hợp tác văn hóa đối với Mali, Niger và Burkina Faso Pháp áp đặt lệnh cấm hợp tác văn hóa đối với Mali, Niger và Burkina Faso

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước