Thủ tướng Estonia Kaja Kallas tại Brussels, Bỉ vào ngày 1/2/2024 (Ảnh: Getty Images)
Tuy nhiên, bà Kaja Kallas sẽ tiếp tục đảm nhận chức Thủ tướng Estonia cho đến khi Chính phủ mới được thành lập.
Bà Kallas - người lãnh đạo quốc gia Baltic này từ năm 2021 - đã trình đơn từ chức lên Tổng thống Estonia Alar Karis trong một cuộc họp ngắn hôm 15/7. Động thái này tự động dẫn đến việc giải tán chính phủ liên minh ba đảng. Thủ tướng sắp mãn nhiệm cũng được cho là sẽ từ bỏ vai trò Chủ tịch đảng Cải cách.
Là một người có thái độ cứng rắn với Nga, bà Kallas đã được các nhà lãnh đạo EU chọn vào tháng 6 để thay thế nhà ngoại giao Tây Ban Nha Josep Borrell làm đại diện cấp cao của Liên minh châu Âu về chính sách đối ngoại và an ninh.
Chính trị gia Estonia liên tục kêu gọi các biện pháp trừng phạt cứng rắn hơn đối với Moscow và viện trợ quân sự nhiều hơn cho Ukraine. Dưới sự lãnh đạo của bà Kallas, Estonia đã trở thành quốc gia EU đầu tiên thông qua cơ chế tịch thu tài sản bị phong tỏa của Nga và sử dụng chúng để "bồi thường" cho Kiev.
Vào tháng 6, lãnh đạo các nước EU đã thống nhất bầu chọn quan chức nào sẽ nắm giữ các vị trí chủ chốt trong những năm tới liên quan đến nhiều vấn đề từ điều tra chống độc quyền đến chính sách đối ngoại. Bà Ursula von der Leyen (Đức) - được phê chuẩn cho nhiệm kỳ thứ hai với tư cách là Chủ tịch Ủy ban châu Âu - đang chờ Nghị viện EU xác nhận. Cựu Thủ tướng Bồ Đào Nha Antonio Costa đã được chọn làm Chủ tịch Hội đồng châu Âu - vị trí trước đây do ông Charles Michel (Bỉ) đảm nhiệm.
Trước khi nhậm chức, bà Kallas sẽ cần nhận được sự ủng hộ của Nghị viện châu Âu. Cuộc bỏ phiếu dự kiến sẽ diễn ra khi cơ quan lập pháp mới thành lập họp lần đầu tiên vào ngày 18/7.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!