Đây là thông tin do Reuters đưa ra trích dẫn các nhà bán lẻ, công ty hàng tiêu dùng và nhà đầu tư.
Báo cáo chỉ ra rằng các cuộc đàm phán gay gắt về giá đã diễn ra giữa các nhà bán lẻ và công ty sản xuất hàng tiêu dùng trong hơn một năm nay, "với bất đồng bắt đầu từ năm 2021 do tắc nghẽn chuỗi cung ứng liên quan đến dịch COVID-19".
Tình hình trở nên tồi tệ hơn vào năm 2022, khi giá thực phẩm cơ bản tăng vọt đã làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt ở EU và Vương quốc Anh.
Dữ liệu của công ty nghiên cứu Kantar cho thấy, người Anh đã trả thêm mức kỷ lục 16,7% cho thực phẩm trong bốn tuần tính đến ngày 22/1/2023, so với cùng kỳ năm 2022. Trong khi đó, chỉ số thực phẩm của Mỹ, bao gồm các bữa ăn tại nhà, trong các quán cà phê và nhà hàng, đã tăng 10,4% trong năm kết thúc vào tháng 12/2022.
Tuần trước, Giám đốc điều hành của "gã khổng lồ" thực phẩm Nestle Mark Schneider nói với các phương tiện truyền thông rằng công ty này sẽ phải tăng giá các sản phẩm thực phẩm của mình trong năm nay, mục đích là nhằm bù đắp chi phí sản xuất cao hơn mà họ vẫn chưa chuyển hoàn toàn cho người tiêu dùng.
Một nhà sản xuất hàng tiêu dùng hàng đầu khác là Unilever cũng dự kiến sẽ tăng giá một số sản phẩm trong năm 2023.
Tineke Frikkee, Giám đốc danh mục đầu tư tại Waverton Investment Management, cho biết: "Lần cuối cùng chúng tôi nghe tin từ Unilever, rõ ràng là họ muốn bán ít sản phẩm hơn với giá cao hơn, để giữ giá thấp hơn so với các công ty cùng ngành và giành thị phần".
Nhà bán lẻ lớn nhất thế giới Walmart đã cảnh báo vào tháng 12 rằng một số "nhà cung cấp hàng hóa đóng gói vẫn đang hướng chúng ta tới lạm phát cao hơn vào năm tới với mức trung bình hai con số trong năm nay".
Theo nhà phân tích Bruno Monteyne của Bernstein, các nhà sản xuất hàng tiêu dùng sẽ tiếp tục tăng giá cho đến khi họ phục hồi khả năng sinh lời.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!