Thương mại của BRICS tăng trưởng trên 50%

Quỳnh Chi (Theo RT)-Thứ hai, ngày 06/11/2023 06:15 GMT+7

(Ảnh: Global Look Press)

VTV.vn - Năm thành viên hiện tại của nhóm BRICS đã ghi nhận mức tăng trưởng thương mại 56% từ năm 2017 đến 2022, đạt doanh thu trị giá khoảng 422 tỷ USD vào năm 2022.

BRICS hiện bao gồm 5 quốc gia thành viên gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi. Tuy nhiên, vào tháng 1/2024, khối này sẽ có sự tham gia của Argentina, Ai Cập, Ethiopia, Iran, Saudi Arabia và UAE. Quyết định phê chuẩn các quốc gia thành viên BRICS mới được đưa ra trong Nội nghị thượng đỉnh BRICS vào tháng 8 năm nay tại Johannesburg, Nam Phi.

Bloomberg đưa tin hôm 3/10, theo ước tính của các nhà phân tích, BRICS mở rộng sẽ đại diện cho gần một nửa sản lượng toàn cầu vào năm 2040, tăng gấp đôi thị phần so với con số của Nhóm G7, bao gồm Mỹ, Canada, Anh, Pháp, Italy, Đức và Nhật Bản.

Đầu năm nay, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố, BRICS đã vượt qua các nước G7 về sức mua tương đương (PPP) của dân số các nước này.

Các chuyên gia dự đoán, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của BRICS mở rộng tính theo PPP sẽ lên tới khoảng 65 nghìn tỷ USD. Điều này sẽ nâng tỷ trọng của khối trong GDP toàn cầu từ 31,5% hiện tại lên 37%. Để so sánh, thị phần của G7 hiện ở mức khoảng 29,9%.

Thương mại của BRICS tăng trưởng trên 50% - Ảnh 1.

(Ảnh: Cryptopolitan)

BRICS, có tên gọi ban đầu là BRIC, tên do các nhà kinh tế đặt ra bằng cách sử dụng chữ cái đầu tiên của bốn quốc gia thành viên gồm Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc, được coi là có tiềm năng thống trị nền kinh tế thế giới trong thế kỷ 21. Các quốc gia này lần đầu tiên kết hợp với nhau vào năm 2006 và sau đó chào đón Nam Phi là thành viên mới, do đó tên của khối được thêm chữ "S" vào, trở thành BRICS.

Với mục đích thành lập ban đầu chủ yếu là nhằm nêu bật các cơ hội đầu tư giữa các thành viên, khối này đã trở thành công cụ xây dựng một trật tự thế giới "đa cực" mới giúp mang lại tiếng nói mạnh mẽ hơn cho khu vực cực Nam toàn cầu.

Năm 2014, BRICS đã thành lập tổ chức cho vay quốc tế của riêng mình - Ngân hàng Phát triển Mới (NDB), được coi là giải pháp thay thế cho các tổ chức tài chính do Mỹ thống trị như Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB). 

NDB cung cấp vốn cho các dự án cơ sở hạ tầng và phát triển bền vững. Ngân hàng chính thức đi vào hoạt động kinh doanh vào năm 2015 và sau đó có sự tham gia của Bangladesh, UAE, Ai Cập và Uruguay.

Iran sẽ sử dụng hệ thống thanh toán của BRICS Iran sẽ sử dụng hệ thống thanh toán của BRICS BRICS với khát vọng thúc đẩy một trật tự thế giới mới BRICS với khát vọng thúc đẩy một trật tự thế giới mới BRICS mời 6 quốc gia tham gia khối này BRICS mời 6 quốc gia tham gia khối này

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước