Thủ tướng Pháp Edouard Philippe.
Tân ngoại trưởng pháp Jean-Yves Le Drian.
Theo danh sách được bổ nhiệm, Bộ trưởng Quốc phòng sắp mãn nhiệm Jean-Yves Le Drian thuộc Đảng Xã hội được chỉ định làm Ngoại trưởng kiêm Bộ trưởng châu Âu; Thị trưởng thành phố Lyon, ông Gerard Collomb làm Bộ trưởng Nội vụ.
Bộ trưởng Nội vụ Pháp Gerard Collomb.
Tiếp đó, nhân vật có chủ trương ôn hòa, bà Sylvie Goulard làm Bộ trưởng Quốc phòng; cựu Bộ trưởng Nông nghiệp Bruno Le Maire, thuộc Đảng Bảo thủ được làm Bộ trưởng Kinh tế; ông Francois Bayrou làm Bộ trưởng Tư pháp, bà Annick Girardin thuộc Đảng Xã hội làm Bộ trưởng phụ trách các vùng lãnh thổ hải ngoại; chuyên gia môi trường, ông Nicolas Hulot làm Bộ trưởng Chuyển giao Sinh thái và ông Christophe Castaner thuộc Đảng Xã hội làm Người phát ngôn chính phủ.
Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Sylvie Goulard.
Trong chiến dịch vận động tranh cử diễn ra trước thềm cuộc bầu cử Tổng thống Pháp ngày 7/5, ông Macron từng cam kết danh sách nội các do ông đề xuất sẽ giảm xuống còn 15 bộ trưởng, trong đó, một nửa là nữ và bao gồm cả những nhân vật không hoạt động chính trị.
Bộ trưởng Tư pháp Francois Bayrou.
Tổng thống Macron đã hoãn việc công bố danh sách nội các đầu tiên chậm lại 1 ngày so với kế hoạch ban đầu nhằm hoàn tất công tác kiểm tra "quy chế thuế" của các ứng cử viên cho chức bộ trưởng và một số xung đột lợi ích có thể nảy sinh.
Ông Macron đắc cử Tổng thống trong cuộc bầu cử ngày 7/5, vượt qua ứng cử viên cực hữu Marine Le Pen. Trong lễ tuyên thệ nhậm chức ngày 14/5, ông tuyên bố ưu tiên lớn nhất là lấy lại lòng tin của người dân và khẳng định vị trí của nước Pháp là ở trong Liên minh châu Âu (EU) để bảo vệ những giá trị của nước Pháp trên thế giới.
Tân Tổng thống cũng đề xuất thúc đẩy chương trình nghị sự đầy tham vọng nhằm cải cách thị trường lao động theo hướng linh hoạt hơn cũng như hiện đại hóa hệ thống an sinh xã hội cho dù có thể vấp phải sự phản kháng gay gắt.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!