Tranh cãi về cái chết nhân đạo ở Pháp

Ban Thời sự-Thứ ba, ngày 21/05/2019 19:27 GMT+7

Bệnh nhân Vincent Lambert. (Ảnh: Lifenews)

VTV.vn - Tranh cãi về quyền được chết không đau đớn, hay cái chết nhân đạo lại nóng lên ở Pháp.

Một tòa án ở Paris hôm 20/5, ra lệnh nối lại các biện pháp hỗ trợ 1 bệnh nhân sống thực vật hơn 10 năm. Trong khi chỉ ít giờ trước đó, các bác sỹ đã bắt đầu ngừng việc duy trì sự sống cho người này. Sự việc đang gây chia rẽ, không chỉ trong gia đình bệnh nhân, mà cả dư luận nước Pháp.

Bệnh viện Sebastopol ở Reims. Đông Bắc nước Pháp là nơi bệnh nhân Vincent Lambert đang điều trị. Người đàn ông 42 tuổi bị tổn thương não nghiêm trọng sau một vụ tai nạn giao thông năm 2008 và sống thực vật suốt hơn 1 thập kỷ qua.

Theo đề nghị của vợ và một số người thân, cũng như phù hợp với luật hiện hành của Pháp, các bác sỹ đã ngừng hỗ trợ sự sống cho Lambert vào ngày 20/5. Song điều này đã vấp phải sự phản đối của cha mẹ Lambert và họ đã theo đuổi kiện tụng đến cùng, với kết quả là phán quyết của tòa phúc thẩm Paris trong cùng ngày.

Cái chết nhân đạo vẫn được xem là trái pháp luật ở Pháp. Tuy nhiên vào năm 2016, 1 đạo luật có tên là Leonetti được giới thiệu, cho phép bác sĩ gây mê sâu cho bệnh nhân nan y đến khi qua đời. Luật này vạch ra sự khác biệt với biện pháp cái chết nhân đạo, khi việc gây mê sâu sẽ không xác định được chính xác thời điểm bệnh nhân qua đời.

"Cái chết nhân đạo" đã được một số quốc gia thông qua ví dụ như ở một số bang của Mỹ, tiếp theo đó là Colombia, Hà Lan, Bỉ, Canada. Ở những nước này, khi bệnh nhân tỉnh táo, đủ năng lực hành vi dân sự, đủ khả năng nhận thức hành vi của mình thì có quyền dừng điều trị để lựa chọn cái chết nhân đạo. Với trường hợp sống thực vật giống như trường hợp anh Lambert ở Pháp, quyền lựa chọn thuộc về gia đình.

Còn ở Việt Nam, cách đây vài năm Bộ Y tế cũng đã có ý kiến đề nghị bổ sung quyền được chết hay "cái chết nhân đạo" vào trong Luật, bởi Bộ này cho rằng Luật quy định có quyền sống, quyền mưu cầu hạnh phúc thì người bệnh nan y, đang chịu đau đớn cũng có thể có quyền êm ái về thế giới bên kia. Tuy nhiên ý kiến này không được chấp thuận vì còn nhiều quan điểm phản đối, liên quan đến văn hóa và yếu tố nhân đạo.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước