Triều Tiên dường như đang khôi phục bãi thử hạt nhân Punggye-ri từng bị đóng cửa

Quỳnh Chi (Theo Reuters)-Thứ ba, ngày 15/03/2022 17:37 GMT+7

Ảnh chụp vệ tinh bãi thử Punggye-ri của Triều Tiên. (Ảnh: AP)

VTV.vn - Hàn Quốc cho biết, dường như Triều Tiên đang "khôi phục" bãi thử hạt nhân Punggye-ri của mình.

Thông tin được phía Hàn Quốc đưa ra với các dấu hiệu xây dựng mới lần đầu tiên được phát hiện trong hình ảnh vệ tinh kể từ khi bãi thử hạt nhân Punggye-ri bị đóng cửa vào năm 2018.

Triều Tiên đã không thử vũ khí hạt nhân kể từ năm 2017, nhưng Bình Nhưỡng đã tuyên bố rằng, họ có thể tiếp tục các thử nghiệm như vậy vì những cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa với Mỹ và các đồng minh vẫn bị đình trệ.

Bãi thử hạt nhân Punggye-ri nằm ở một vùng núi khu vực Đông Bắc Triều Tiên, cách biên giới với Trung Quốc khoảng 100 km (62 dặm).

Triều Tiên đã tiến hành tất cả sáu vụ thử hạt nhân tại địa điểm này vào các năm 2006, 2009, 2013, tháng 1/2016, tháng 9/2016 và tháng 9/2017. Các nhà phân tích nghi ngờ tuyên bố của Triều Tiên rằng, vụ nổ vào tháng 1/2016 là quả bom nhiệt hạch đầu tiên của họ, nhưng tin rằng như vậy một vũ khí có thể đã được thử nghiệm vào năm 2017 trong một vụ nổ lớn hơn nhiều so với các cuộc thử nghiệm trước đó.

Tất cả các thử nghiệm đều được tiến hành trong những đường hầm được đào sâu dưới núi. Có ba lối vào có thể nhìn thấy, được gọi là Cổng phía Nam, Cổng phía Đông và Cổng phía Tây.

Lối vào các đường hầm đó đã bị nổ tung trước sự chứng kiến ​​của một nhóm nhỏ phương tiện truyền thông nước ngoài được mời đến chứng kiến việc phá dỡ bãi thử hạt nhân khi Triều Tiên đóng cửa địa điểm này vào năm 2018.

Triều Tiên dường như đang khôi phục bãi thử hạt nhân Punggye-ri từng bị đóng cửa - Ảnh 1.

Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un (thứ hai từ phải sang) tại một địa điểm không được tiết lộ ở Triều Tiên. (Ảnh: AP)

Bình Nhưỡng công khai mời truyền thông quốc tế đến chứng kiến ​​vụ phá hủy, nhưng không mời các thanh tra kỹ thuật. Điều này khiến các chuyên gia giải trừ vũ khí và giới khoa học hạt nhân nghi ngờ về mức độ hiệu quả hoặc lâu dài của vụ phá hủy.

Theo Viện Khoa học và An ninh Quốc tế ở Washington (ISIS), việc đóng cửa bãi thử không ảnh hưởng đến kho vũ khí hạt nhân của Triều Tiên hoặc khả năng chế tạo vũ khí hạt nhân của nước này. Tuy nhiên, việc không thử nghiệm có thể hạn chế khả năng khai thác đầu đạn nhiệt hạch của Triều Tiên.

Ngọn núi chính khó có thể phục vụ cho các cuộc thử nghiệm mới, nhưng những ngọn núi khác gần đó có thể được sử dụng, ISIS cho biết trong một báo cáo vào năm 2018. Triều Tiên cũng có thể tiến hành các vụ thử mới tại một địa điểm hoàn toàn khác.

Các hình ảnh do vệ tinh chụp vào đầu tháng 3/2022 cho thấy các dấu hiệu hoạt động tại địa điểm Punggye-ri, bao gồm xây dựng một tòa nhà mới, sửa chữa một tòa nhà khác và những gì có thể là gỗ và mùn cưa, các chuyên gia tại Trung tâm James Martin Center for Nonproliferation Studies (CNS) ở Washington cho biết trong một báo cáo.

"Hoạt động khôi phục một phần đường hầm đã được phát hiện", quân đội Hàn Quốc sau đó thông tin trong một tuyên bố.

Kể từ vụ nổ cuối cùng vào năm 2017, các chuyên gia đã chỉ ra một loạt trận động đất nhỏ diễn ra ở gần bãi thử thử hạt nhân, một dấu hiệu cho thấy vụ nổ lớn đã gây mất ổn định địa chất trong khu vực, nơi trước đây chưa từng ghi nhận các trận động đất tự nhiên. Các nhà phân tích cho biết, cơn địa chấn như vậy sẽ không ngăn địa điểm được sử dụng trở lại trong tương lai, nhưng việc thử nghiệm trong tương lai có thể sẽ chỉ giới hạn ở những đường hầm chưa được sử dụng trước đây.

Những hoài nghi về việc đóng cửa bãi thử hạt nhân Punggye-ri Những hoài nghi về việc đóng cửa bãi thử hạt nhân Punggye-ri

VTV.vn - Vì truyền thông quốc tế chỉ được theo dõi sự kiện phá bỏ bãi thử hạt nhân Punggye-ri từ xa nên khó để hiểu chuyện gì thực sự xảy ra trong các đường hầm của bãi thử.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước