Tròn 1 năm đại dịch COVID-19 hoành hành, thế giới vẫn chưa một ngày bình yên

Ban Thời sự-Thứ tư, ngày 18/11/2020 17:07 GMT+7

VTV.vn - Đã 1 năm kể từ khi dịch COVID-19 xuất hiện ở tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc), đến nay số ca mắc mới tại Mỹ và châu Âu vẫn tăng chóng mặt.

Bệnh nhân đầu tiên của Trung Quốc được xác nhận nhiễm COVID-19 vào ngày 17/11/2019 là một người đàn ông ở tỉnh Hồ Bắc. Lúc đó người ta chỉ nhận định rằng đây là một căn bệnh lạ. Ít ai ngờ được rằng, căn bệnh đó sau này đã bùng phát trở thành đại dịch toàn cầu, lây nhiễm cho hơn 55 triệu người và cướp đi sinh mạng của hơn 1,3 triệu người.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) bày tỏ cực kỳ lo ngại về tốc độ gia tăng số ca mắc mới trong những ngày qua tại nhiều nước, đặc biệt tại Mỹ và châu Âu.

Ông Tedros Adhanom Ghebreyesus - Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới nói: "Ngay tại thời điểm này, chúng tôi cực kỳ lo ngại về sự gia tăng số ca mắc COVID-19 tại một số nước, đặc biệt tại Mỹ và châu Âu, nơi các nhân viên và hệ thống y tế đều đang bị dồn vào tình trạng quá tải nghiêm trọng".

Tròn 1 năm đại dịch COVID-19 hoành hành, thế giới vẫn chưa một ngày bình yên - Ảnh 1.

Tính đến sáng 4/3, Trung Quốc có hơn 80.200 ca nhiễm virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây dịch COVID-19. Nguồn: Tân Hoa Xã

Ông Tedros cảnh báo các nước này đang "đùa với lửa" khi không thể kiểm soát virus SARS-CoV-2 gây bệnh lây lan. Theo số liệu thống kê của WHO, Mỹ và các nước châu Âu chiếm tới hơn 70% số ca mắc COVID-19 và hơn 77% số ca tử vong trên toàn thế giới. Nhiều nước đã phải áp dụng lệnh đóng cửa và tăng cường các biện pháp hạn chế.

Thủ tướng Đức Angela Merkel cho rằng: "Hiện tại, tình hình vẫn còn nghiêm trọng và tôi thậm chí có thể nói là rất nghiêm trọng. Đại dịch tấn công chúng ta trên toàn cầu, số ca lây nhiễm không còn tăng theo cấp số nhân nữa, nhưng vẫn còn quá cao. Vì vậy chúng ta vẫn phải giảm tiếp xúc gần".

Ông Olivier Veran - Bộ trưởng Y tế Pháp khuyến cáo: "Chúng ta vẫn phải thận trọng, bởi vì nếu chúng ta từ bỏ nỗ lực của mình quá sớm - điều mà chính phủ không muốn và người dân Pháp cũng không muốn - hãy tưởng tượng nếu chúng ta không tuân thủ hơn với lệnh đóng cửa, chúng ta sẽ phải hứng chịu một làn sóng dịch bệnh hủy hoại mọi thành quả mà chúng ta đã đạt được trong những tuần gần đây".

Tròn 1 năm đại dịch COVID-19 hoành hành, thế giới vẫn chưa một ngày bình yên - Ảnh 2.

Làn sóng COVID-19 thứ hai đang tàn phá châu Âu. Nguồn: Shutterstock

Tại châu Á, Bộ trưởng Tái thiết Kinh tế Nhật Bản Yasutoshi Nishimura nhận định nước này đang phải đối mặt với một làn sóng lây nhiễm mới dịch COVID-19, nghiêm trọng hơn so với làn sóng thứ hai đã xảy ra trong mùa Hè.

Trong khi đó, tại Hàn Quốc, số ca nhiễm mới virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 đã vượt con số 300 ca/ngày, mức cao nhất kể từ cuối tháng 8 vừa qua, khiến cơ quan y tế sở tại phải đưa ra cảnh báo về một đợt tái bùng phát mới trên diện rộng.

Các nhà khoa học Australia đang cảnh báo một thực trạng khiến nghiên cứu về SARS-CoV-2 bị ảnh hưởng, đó là có tới 95,5% số ca mắc COVID-19 trên thế giới được đưa vào cơ sở dữ liệu về gien của virus mà thiếu những thông tin liên quan các bệnh nhân. Việc thu thập dữ liệu bệnh án của các bệnh nhân COVID-19 là thông tin vô cùng quan trọng để giúp các nhà khoa học hiểu thêm về sự biến đổi của virus SARS-CoV-2.

SARS-CoV-2 được nhận định là loại virus có nhiều biến thể nhất trong lịch sử. Đến nay, 200.000 chuỗi gien virus SARS-CoV-2 đã được đưa vào cơ sở dữ liệu.

Vaccine COVID-19 - Cơn ác mộng về đại dịch sắp chấm dứt? Vaccine COVID-19 - Cơn ác mộng về đại dịch sắp chấm dứt? Châu Âu không nới lỏng phong tỏa, nỗ lực kiểm soát đại dịch COVID-19 Châu Âu không nới lỏng phong tỏa, nỗ lực kiểm soát đại dịch COVID-19 'Chỉ vaccine COVID-19 không đủ kết thúc đại dịch' "Chỉ vaccine COVID-19 không đủ kết thúc đại dịch"

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước