Một báo cáo đánh giá về cải thiện chất lượng không khí đối với sức khỏe của Đại học Bắc Kinh cho thấy. Chất lượng không khí được cải thiện giúp giảm chi phí y tế - có khả năng tiết kiệm 1% GDP.
Theo báo cáo, trong giai đoạn 2013 - 2020. Trung Quốc đã tiết kiệm 1,06 tỷ tấn than tiêu chuẩn và giảm 2,43 tỷ tấn khí thải carbon dioxide. Nồng độ hạt bụi mịn PM2.5 trung bình trên toàn quốc đã giảm từ 63 microgam/m3 xuống còn 33 microgam/m3, giúp hơn một nửa dân số hít thở không khí đạt các tiêu chuẩn quốc gia.
Các biện pháp chính bao gồm nâng cấp tiêu chuẩn ngành điện, thúc đẩy sử dụng phương tiện năng lượng mới, sưởi ấm sạch từ hệ thống của các thành phố đến khu dân cư, di dời những nhà máy gây ô nhiễm ra khỏi nội đô thành phố.
(Ảnh: AFP / Getty Images)
Theo tính toán, từ 2018 đến 2020, để giảm nồng độ hạt PM 2.5, 1 microgram cần phài đầu từ tương đương 6,7 tỷ USD. Gần đây con số này tăng lên 13 tỷ USD. Mặc dù chi phí cao nhưng lợi ích là đáng kể. Trong vòng 10 năm gần đây, các bệnh của trẻ sơ sinh liên quan đến phơi nhiễm PM 2.5 đã giảm 83%, ở người trưởng thành giảm 33%.
Tiếp xúc với ô nhiễm không khí khi còn nhỏ có tác động lâu dài, với phụ nữ sẽ tăng nguy cơ bị vô sinh, sẩy thai cao. Còn các chuyên gia cho rằng bầu không khí tốt sẽ giúp người già ít bị bệnh về hô hấp hơn, qua đó gia tăng tuổi thọ. Theo Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc, tuổi thọ trung bình của người dân nước này là 78,6 tuổi.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!