Tại một ngôi làng tái định cư của dân tộc Tạng, khu tự trị Tây Tạng, người dân được vận động vào ở nơi an toàn. Còn đất đai canh tác thì chính quyền địa phương kêu gọi góp đất thành lập các hợp tác xã. Trong đó, cán bộ địa phương đóng vai trò quan trọng trong xây dựng chiến lược kế hoạch phát triển để cùng lãnh đạo hợp tác xã, xã viên tạo thành những vùng chuyên canh rộng cả ngàn hecta.
Từ những hợp tác xã và các mô hình làm ăn được cơ giới hóa cao mà tỷ lệ hộ nghèo ở Tây Tạng còn khoảng 6% và dự báo sẽ đạt chỉ tiêu cơ bản không còn hộ nghèo vào năm 2020. Thực hiện chương trình quốc gia xóa đói giảm nghèo, Trung Quốc huy động đến 3 triệu cán bộ xuống các huyện - xã nghèo. Ngoài nguồn lực từ Chính phủ, sự tham gia tích cực của các tập đoàn doanh nghiệp lớn với số vốn gần 5 tỷ USD cho các huyện, xã nghèo nhất.
Năm qua, thu nhập bình quân của người nghèo nông thôn Trung Quốc là gần 10.400 Nhân dân tệ/người/ năm, tương đương 35 triệu đồng người. Năm 2019, Trung Quốc phấn đấu giảm 10 triệu hộ nghèo, cơ bản không còn hộ nghèo, nhằm đạt mục tiêu xây dựng xã hội khá giả toàn diện vào năm 2020.
Sau hơn 40 năm cải cách mở cửa, gần 800.000 người thoát nghèo là một nỗ lực lớn của Trung Quốc được các tổ chức quốc tế đánh giá cao. Người nghèo đươc hỗ trợ kịp thời cách thức sản xuất, tham gia các mô hình sản xuất tập thể là một trong những yếu tố giúp cho quá trình thoát nghèo nhanh chóng.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!