Vì sao những bức tượng trở thành mục tiêu trút giận của người dân Mỹ?

VTV Digital-Thứ ba, ngày 16/06/2020 15:58 GMT+7

VTV.vn - Với một số người, những bức tượng này là di sản nhưng nhiều người khác lại xem chúng là biểu tượng cổ súy cho nạn phân biệt chủng tộc đã ăn sâu bám rễ vào xã hội Mỹ.

Hơn 3 tuần sau cái sự kiện người đàn ông da màu George Floyd bị cảnh sát ghì chết ở bang Minnesota (Mỹ), sự phẫn nộ của người dân phản đối phân biệt chủng tộc chưa có dấu hiệu lắng dịu. 

Hàng chục bức tượng và công trình tưởng niệm đã bị phá hoại trong những ngày gần đây. Chủ tịch Hạ viện Mỹ, bà Nancy Pelosi, cùng nhiều lãnh đạo chính trị Mỹ cũng kêu gọi di dời các bức tượng gây tranh cãi này.

Bức tượng bị kéo đổ là của ông Jefferson Davis - Lãnh đạo Liên minh miền Nam ủng hộ chế độ nô lệ đã bị bại trận trong cuộc nội chiến Mỹ cách đây hơn 150 năm. Đây chỉ là một trong số hàng chục bức tượng của các tướng lĩnh, nhà lãnh đạo phe Liên minh miền Nam, bị người biểu tình Mỹ bôi bẩn và kéo đổ trong những ngày qua. Sau thời gian đầu, tuần hành hòa bình, rồi bạo loạn, đốt phá. 

Tại sao bây giờ những bức tượng này lại trở thành mục tiêu của phong trào phản đối phân biệt chủng tộc?

Vì sao những bức tượng trở thành mục tiêu trút giận của người dân Mỹ? - Ảnh 1.

Tờ Washington Post lý giải hành vi này như sau. Đầu những năm 1860, Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln đề xuất bãi bỏ chế độ nô lệ, hàng loạt các bang miền Nam phản đối kế hoạch này. Xung đột gay gắt về vấn đề nô lệ là nguồn cơn khiến nội chiến Mỹ bùng nổ. Liên minh miền Nam sau đó bị quân đội liên bang đánh bại và chế độ nô lệ được xóa bỏ. 

Tuy nhiên, tàn dư của tư tưởng này vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Hiện còn tới 775 bức tượng và công trình gợi nhớ về thời kỳ chia rẽ này ở khắp các tiểu bang tại Mỹ.

Vì sao những bức tượng trở thành mục tiêu trút giận của người dân Mỹ? - Ảnh 2.

Với một số người, các bức tượng này là di sản nhưng nhiều người khác lại xem chúng là biểu tượng cổ súy cho nạn phân biệt chủng tộc đã ăn sâu bám rễ vào xã hội Mỹ, ở cả quá khứ và hiện tại.

Chính vì lẽ đó, giữa tuần vừa qua, Chủ tịch Hạ viện, bà Nancy Pelosi gửi đơn tới Quốc hội Mỹ, kêu gọi dỡ bỏ 11 bức tượng của các chiến sĩ hoặc quan chức Liên minh miền Nam trong sảnh tòa nhà quốc hội. Bà cho rằng, những bức tượng này không phải là di sản mà là biểu tượng cho sự thù hận. Chính vì thế phải bị dỡ bỏ!

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước