Trước kia, khi nhắc đến những cánh đồng lúa của ĐBSCL người ta nghĩ ngay đến những cánh đống lúa tươi tốt, bởi lượng nước cung cấp dồi dào, chưa bao giờ họ nghĩ rằng có một ngày cây lúa lại như thế này.
Không còn nước ngọt cung cấp cho lúa của mình, người nông dân buộc phải có những lựa chọn xót xa, bỏ đi cây lúa của mình.
Khi những ruộng lúa đã cằn khô, nứt nẻ, cây lúa không thể cứu được nữa...
...nông dân phải thuê máy xúc để xúc bỏ lúa đi kèm theo lớp đất bề mặt.
Dù biết dùng cách này, lớp đất mặt sẽ mất đi chất dinh dưỡng ít nhất 2 năm sau mới có thể phục hồi thế nhưng, nhiều người vẫn phải lựa chọn.
Bởi chỉ có làm như vậy mới giúp hạ thấp mặt ruộng, vụ lúa sau sẽ dễ lấy nước và tiết kiệm nước hơn...
Ông Phạm Văn Đức (xã Phước Trung, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang) cho biết: "Tôi năm nay 75 tuổi, giờ mới gặp cảnh này, đau đứt ruột".
Còn bên ngoài các con kênh đầu nguồn, sau khi đóng đập, ngăn nước mặn tràn vào, lượng nước ngọt tích trữ cũng chẳng còn.
Đây là những gì còn lại ở những dòng kênh vốn là từng tràn đầy sự sống.
Sông nước hay những dải đồng lúa bạt ngàn vốn là niềm tự hào của người dân đồng bằng nơi đây. Thế nhưng, chẳng ai có thể ngờ, có một ngày họ đang dần mất đi những điều ấy...
...thậm chí còn phải đối mặt với những khó khăn khôn lường của xâm nhập mặn, không chỉ năm nay, mà còn có thể là của nhiều năm nữa.
Gia Long (Trung tâm Tin tức VTV24)
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!