Giải pháp nào cho xử lý khủng hoảng truyền thông?

T.Mùi ( Theo Saga)-Thứ năm, ngày 17/04/2014 16:49 GMT+7

Khủng hoảng thường không diễn ra theo chu kì mà nó thường ập đến bất ngờ nên phản ứng ở nhiều doanh nghiệp khá đa dạng. Một là… im lặng hoặc đưa ra những phát ngôn gay gắt không nhất quán. Điều này vô tình "kích thích" khủng hoảng nổ lớn hơn.

"Đổ thêm dầu vào lửa"

Khi xảy ra tin đồn hoặc khủng hoảng truyền thông, nếu doanh nghiệp không biết cách xử lý khủng hoảng truyền thông hoặc xử lý không thấu đáo thì một điều chắc chắn thương hiệu đó có nguy cơ bị tẩy chay, chết yểu là rất cao. Các doanh nghiệp thường bị bối rối, thụ động trong việc xử lý khủng hoảng truyền thông dẫn tới khủng hoảng chồng chất khủng hoảng.

Nhìn nhận từ việc xử lý khủng hoảng truyền thông vụ máy bay MH370 mất tích của hãng hàng không MAS, một số chuyên gia truyền thông nước ngoài “khen” hãng hàng không Malaysia xử lý “khôn khéo”. Tuy nhiên, có rất nhiều ý kiến trái chiều "phê bình" công tác xử lý khủng hoảng của MAS.

Trong khi cả thế giới đang hướng sự chú ý về Malaysia và chờ đợi thông tin của các nạn nhân. Nhưng họ lại gây thất vọng khi công bố những tin tức nhỏ giọt, luẩn quẩn, thiếu nhất quán khiến lòng tin của công chúng vào truyền thông vào MAS bị giảm sút.

Giải pháp "né" khủng hoảng chồng chất

Việc xử lý khủng hoảng truyền thông với doanh nghiệp chưa bao giờ là dễ dàng, công việc này đòi hỏi năng lực sáng tạo, khôn khéo rất cao.

Hội chứng đám đông là một trong yếu tố khiến cho doanh nghiệp khó khăn trong việc xử lý, tìm ra giải pháp để gỡ rối, thậm chí khiến doanh nghiệp trắng tay. Thay vì quanh co chối cãi, gây sốc với những phát ngôn "ngớ ngẩn", tìm mọi lý do biện minh, đổ vấy... thì các doanh nghiệp nên bình tĩnh nhìn nhận và tìm ra biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn, phòng ngừa khủng hoảng.

Dưới đây là những cách mà bạn nên "bỏ túi" khi ứng phó với cơn bão khủng hoảng:

Chủ động đương đầu sóng gió

Cách tốt nhất để dập tắt đám cháy là có các thiết bị cứu hoả sẵn sàng hoạt động.

Lập một danh mục và bảng các công việc cần chuẩn bị để ứng phó với tình hình.

Thu thập các dữ kiện

Đảm bảo thu thập đầy đủ dưới sự hỗ trợ của các chuyên gia tư vấn về vận hành hoặc pháp lý (xác định những điểm có thể cung cấp cho báo chí, những điểm phải tuyệt đối giữ kín để không ảnh hưởng tới khách hàng)

Tăng cường các nhóm chuyên gia cao cấp, nhân viên quan hệ công chúng, trao đổi và lắng nghe mọi ý kiến.

Liên lạc với giới truyền thông và tổ chức họp báo

Tập hợp các số điện thoại di động, số máy nhắn tin, địa chỉ email của các phóng viên đang tác nghiệp để nhanh chóng liên lạc với báo chí

Sử dụng Internet

Đây là cách nhanh nhất và đơn giản nhất để đưa thông tin tới các phóng viên và biên tập viên trước khi công bố. Xây dựng địa chỉ internet được duy trì 24x7 cung cấp tài liệu và hình ảnh liên tục của sự kiện khủng hoảng.

Thiết lập một vành đai bảo vệ và kiểm soát tin tức

Thành lập một nhóm với chức năng duy nhất là theo dõi và phân tích các bản tin 24/7. Khi một tin đồn xuất hiện với nội dung không có lợi, bạn phải sử dụng ngay các giải pháp và sẵn sàng hoá giải chúng.

Tóm tắt thông điệp hàng ngày đúng sự thật

Đảm bảo thông điệp mà bạn truyền tải hàng ngày phải ngắn gọn, xúc tích, dễ hiểu, gây ấn tượng đối với người đọc và những thông tin được gửi tới giới truyên thông phải chính xác.

Người phát ngôn

Bạn cần sở hữu cho mình một "tổ chức phát ngôn" với các chuyên gia được huấn luyện chuyên nghiệp và dày dạn kinh nghiệm có khả năng ăn nói trôi chảy, tự tin trước ống kính máy quay.

Ghi nhận sai lầm và tạo sự đồng cảm

Người xưa có câu "Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh kẻ chạy lại", vì vậy nếu bạn mắc sai lầm cần công khai trung thực và chân thành xin lỗi trước báo giới để kêu gọi sự đồng cảm, tôn trọng từ phía truyền thông và công chúng.

Có thể nói, việc xử lý khủng hoảng truyền thông là cả một nghệ thuật cần sự phối kết hợp của rất nhiều bộ phận. Vì thế các doanh nghiệp khi vấp phải khủng hoảng không nên mất bình tĩnh, hoặc tự xử lý một mình mà nên tìm đến các đơn vị tư vấn hoặc công ty PR chuyên nghiệp để nhanh chóng tìm thoát ra khỏi vũng lầy an toàn nhất.

Mọi vấn đề liên quan đến danh tiếng và khủng hoảng thương hiệu, doanh nghiệp và khách hàng liên hệ:


Ms. Nguyễn Huyền ( Đại diện dịch vụ)
Nhận định: “Sứ mệnh của chúng tôi là đem đến sự an toàn cho các thương hiệu có danh tiếng thông qua dịch vụ bảo vệ danh tiếng thương hiệu trên internet”
Mobile: 0988.435.534 - Email: huyennt@netlink.vn

Mr. Việt Dũng ( Phụ trách kinh doanh)
Nhận định: “Kinh doanh là cạnh tranh, rất dễ có người vì cạnh tranh mà “đốt nhà” mình. Thế nên xử lý khủng hoảng truyền thông xét trên khía cạnh nào đó cũng giống chữa cháy.”
Mobile: 0938.355.336 - Email: dung.mai@netlink.vn

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước