Chuyên mục

Bí mật đằng sau quả vải đắt đỏ nhất Việt Nam

VTV Digital - 18/06/2020 - 14:22 - Tiêu dùng

VTV.vn - Trái ngược với giá vải trung bình thông thường, vải thiều hữu cơ lại có giá cao ngất ngưởng... 17.000/quả. Vì sao lại có sự chênh lệch cao như vậy?

Tại vườn, các trái vải đắt nhất Việt Nam được chăm sóc phương pháp hữu cơ, vi sinh, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. So với quả vải bình thường, số vốn và chi phí "quả vải đắt đỏ" cũng không tăng quá cao khi giảm được 1 phần thuốc trừ sâu và phương pháp trồng hưu cũng được nhiều doanh nghiệp chú trọng.

Điểm đặc biệt hơn, cả vườn vải đều có camera theo dõi để quan sát quá trình trồng vải, đảm bảo chất lượng trái vải tốt nhất. 

Ngoài việc là phải sử dụng phân vi sinh, hạn chế thuốc trừ sâu, lắp camera theo dõi 24/24 thì các trang trại vải phải ghi nhật ký hàng ngày rõ ràng. Với những quy trình nghiêm ngặt thì giá của những quả vải này đắt hơn so với trên thị trường cũng là điều điều dễ hiểu.

Tuy nhiên, mức giá vải tại vườn lại không cao như mức giá 200.000/hộp với 12 quả trên thị trường. Nguyên do ở đây là để có mức giá trên, doanh nghiệp sau khi mua về, còn được bày bán trong một chiếc hộp quan trọng và tạo nên thương hiệu cho quả vải hữu cơ. 

Ngoài trái vải, trên thị trường thế giới, đặc biệt là tại đất nước mặt trời mọc, người tiêu dùng đôi khi vẫn "giật mình" với những loại quả có giá "trên trời". Ví dụ điển hình là cặp xoài có tên gọi là "Trứng của mặt trời" - một sản phẩm nổi tiếng của tỉnh Miyazaki, được bán với mức cao kỷ lục 500 nghìn yên (hơn 100 triệu đồng), trong một phiên đấu giá.

Hãy cùng đón xem bản tin Tiêu dùng 24h phát sóng vào 10h hàng ngày trên VTV1.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

VTV Digital

Cùng chuyên mục

XEM

Hoá đơn tiền điện tại Hà Nội tăng vọt do đâu?

VTV.vn - Theo Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội, việc tăng giá điện là do đang thay đổi lịch ghi chỉ số công tơ, chuyển từ đầu tháng sang cuối tháng.

"Trạm tái sinh Aquafina" biến chai nhựa trở nên có ích hơn

VTV.vn - Dự án công nghệ "Trạm tái sinh Aquafina" được ra đời với mục tiêu biến những chai nhựa đã qua sử dụng trở nên có ích hơn với cuộc sống.