Chuyên mục

Chợ đồ cổ "có 1 không 2" ở TP.HCM

Nguyễn Hương (Trung tâm Tin tức VTV24) - 14/06/2019 - 13:42 - Tiêu dùng

VTV.vn - Chợ hoạt động từ 6h - 14h, luôn tấp nập người mua, người bán và cả những người chỉ đến để ngắm nghía những món đồ xưa cũ.

Nhiều năm gần đây, người dân có thói quen đi chợ vào những ngày cuối tuần theo một cách rất đặc biệt là đi chợ mua đồ cổ.

Chợ hoạt động từ 6h - 14h, luôn tấp nập người mua, người bán và cả những người chỉ đến để ngắm nghía những món đồ xưa cũ.

Chợ đồ cổ còn có tên gọi khác là "Chợ ve chai" bởi phiên chợ bán đủ mọi loại hàng hóa, từ bình dân đến hàng cao cấp, từ những đồng tiền cổ, đồng hồ cũ đến những món nữ trang cổ hay cả chiếc máy cạo râu cũ... Tất cả đều đã nhuốm màu thời gian.

Chợ đồ cổ, không chỉ gói gọn không gian văn hóa ở con hẻm 311 Nơ Trang Long, quận Bình Thạnh mà nó còn thu hút cả những người đến từ các tỉnh xa.

Ở chợ đồ cổ, người bán không nói thách, người mua không trả giá. Nếu người bán cố tình nói sai thông tin về món đồ để bán được giá hơn sẽ bị cấm không cho mang đồ vào chợ nữa. Khách nếu mua nhầm một món đồ có giá trị không xứng với số tiền cũng sẽ được chuyên gia thẩm định và đổi lại ngay.

Những người đi chợ đồ cổ không mua cũng không sao bởi chủ yếu là để thỏa mãn niềm đam mê với những thứ đồ đã đi cùng thời gian, gắn liền với từng thời kỳ lịch sử.

Đi chợ đồ cổ Hàng Lược những ngày giáp Tết Đinh Dậu Đi chợ đồ cổ Hàng Lược những ngày giáp Tết Đinh Dậu Ghé thăm chợ đồ cũ, đồ cổ độc nhất trong năm tại Hà Nội Ghé thăm chợ đồ cũ, đồ cổ độc nhất trong năm tại Hà Nội Bộ sưu tập đồ cổ của ông Tư Đá Bộ sưu tập đồ cổ của ông Tư Đá

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Nguyễn Hương (Trung tâm Tin tức VTV24)

Cùng chuyên mục

XEM

8 mẹo tiết kiệm tiền bạn nên biết

VTV.vn - Nếu bạn chưa có khả năng kiếm nhiều tiền hơn, hãy bắt đầu bằng cách tiết kiệm tiền.

Giải mã cơn sốt KOC: Sức hút từ tính "chân thật"

VTV.vn - Khi ngày càng có nhiều nội dung UGC (nội dung do người dùng tạo ra) được tài trợ từ các thương hiệu để phủ sóng trên mọi nền tảng thì tính chân thực có còn được đảm bảo?