Chuyên mục

Người tiêu dùng gặp khó khi phản ánh với Facebook

Trung tâm Tin tức VTV24 - 21/11/2018 - 10:43 - Tiêu dùng

VTV.vn - Khi tìm cách phản ánh với Facebook về việc bị lừa gạt, đề nghị hỗ trợ đóng lại những trang bán hàng gian dối, người tiêu dùng gặp rất nhiều trở ngại.

Kinh doanh gian dối, cung cấp hàng hóa kém chất lượng, không đúng quảng cáo ban đầu là phản ánh của nhiều khách hàng đối với việc mua hàng trên mạng xã hội Facebook. Hứa hẹn, cam kết một đằng, thế nhưng, chỉ cần khách giao tiền và nhận hàng xong, ngay lập tức người bán phủi bỏ trách nhiệm. Điểm chung của các nạn nhân là sau khi đăng tải việc mình bị lừa đảo lên Facebook, họ mới phát hiện mình không phải là nạn nhân duy nhất của những trang Facebook lừa đảo này.

Mạng xã hội Facebook luôn có giải pháp để đảm bảo quyền lợi của mình, nhưng trang mạng này đang bỏ lơ các giải pháp để bảo vệ quyền lợi của người dùng Việt Nam. Khi liên hệ với Facebook gặp khó, nhiều người tiêu dùng đã quyết định tìm đến các cơ quan chức năng, Hiệp hội Bảo vệ người tiêu dùng. Thế nhưng, do phản ánh đơn lẻ, số tiền nhỏ, dẫn đến trường hợp giải quyết được, trường hợp không. 

Theo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương, do Facebook hiện không có đại diện pháp nhân tại Việt Nam nên công tác phối hợp cung cấp thông tin để xử lý những trang Facebook lừa đảo cũng gặp khó khăn.

Cảnh báo các thủ đoạn lừa đảo mua vé máy bay Cảnh báo các thủ đoạn lừa đảo mua vé máy bay

VTV.vn - Thủ đoạn thường thấy là quảng cáo bán vé rẻ hơn mua kênh chính thức, thậm chí tự đưa mức hoa hồng cao để gom khách.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Trung tâm Tin tức VTV24

Cùng chuyên mục

XEM

Giải mã cơn sốt KOC: Sức hút từ tính "chân thật"

VTV.vn - Khi ngày càng có nhiều nội dung UGC (nội dung do người dùng tạo ra) được tài trợ từ các thương hiệu để phủ sóng trên mọi nền tảng thì tính chân thực có còn được đảm bảo?

Nhiều tiềm năng phát triển bền vững ngành nguyên liệu F&B tại Việt Nam

VTV.vn - Xu hướng tiêu dùng mới và tầng lớp trung lưu tăng nhanh đang khiến thị trường Việt Nam trở thành mảnh đất "màu mỡ" cho ngành F&B.