VTV.vn - Mô hình kết hợp đào tạo giữa trường và doanh nghiệp sản xuất đang được tính đến như một giải pháp mở.
Trước nhu cầu lắp đặt điện mặt trời ngày càng gia tăng của người dân và doanh nghiệp, nhu cầu lao động cho công việc này cũng tăng lên. Thời gian gần đây, rất nhiều đơn vị đã không tuyển dụng được lao động đáp ứng yêu cầu công việc, bởi trên thực tế, việc đào tạo nhân sự hiện nay chủ yếu dừng ở lý thuyết, còn khâu thực hành rất hạn chế. Một mô hình đào tạo lao động cho ngành để đáp ứng nhu cầu thị trường đang được nhiều trường đại học tìm kiếm.
Phòng thí nghiệm cũng đã có nhưng chỉ dừng ở những thí nghiệm đơn giản, không bắt kịp được với công nghệ tiên tiến hiện nay. Đây là một trong những khâu then chốt khiến cho việc đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu cao của thị trường.
Những mô hình hợp tác đào tạo như "Green power lab" đã có nhưng quy mô còn hạn chế, trong khi đó, nhu cầu được đào tạo của các em sinh viên lại rất cao.
Một mô hình trải nghiệm, kết hợp vừa học, vừa thực hành đã được xây dựng ở ngay trong trường Đại học Bách khoa TP.HCM năm 2018. Tuy nhiên, nó chẳng thấm vào đâu so với nhu cầu đòi hỏi của sinh viện.
Nhiều mô hình đào tạo đang được áp dụng, giúp sinh viên có cơ hội cọ sát thực tế thực hành. Quan trọng hơn, sinh viên không phải trả phí cho những cơ hội được trải nghiệm ngay trong chính nhưng mô hình sản xuất hiện đại. Thậm chí, nhiều trường như Đại học Tôn Đức Thắng còn lắp điện mặt trời áp mái ngay trong trường để sinh viên có điều kiện thực tập tại chỗ.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!