Chuyên mục

Thương hiệu "Made in China" đứng trước nhiều rủi ro

Trung tâm Tin tức VTV24 - 20/08/2019 - 11:25 - Tiêu dùng

VTV.vn - "Made in China" - thương hiệu làm nên danh xưng "nhà máy của thế giới" cho Trung Quốc - giờ đây lại đang đứng trước nguy cơ phai màu.

Nhiều công nhân một thời đứng máy giờ lũ lượt chuyển sang làm dịch vụ vì mức lương thưởng hậu hĩnh hơn. Như câu chuyện trên trang báo Nikkei Asian Review, một công nhân chế biến kim loại chuyển sang giao đồ ăn có thể tăng lương gần gấp đôi, từ 5.000 tệ lên 9.000 tệ, gần 30 triệu đồng mỗi tháng. Dịch vụ đã trở thành ngành công nghiệp lớn nhất Trung Quốc, với mức đóng góp hơn 52% GDP năm 2018. Tốc độ tăng trưởng trung bình còn nhanh hơn so với mức toàn cầu. 

Đặc biệt, sự bùng nổ của ngành thương mại điện tử và gọi xe công nghệ cũng khiến các công ty ráo riết tìm kiếm nhân viên giao hàng và tài xế. Cuộc chiến tranh giành nhân lực trở thành một trò chơi có tổng bằng 0, khiến ngành sản xuất chật vật trong quá trình tuyển dụng và tương lai bất ổn.

Một ứng dụng streaming giải trí như Tiktok giờ đây cũng được tận dụng để đăng video quảng cáo nhà máy, thu hút công nhân.

Hơn nữa, nhiều doanh nghiệp đang rục rịch di dời nhà máy ra khỏi Trung Quốc để tránh thuế quan Mỹ. Cuộc khảo sát của Baker McKenzie với 150 công ty tại Trung Quốc cho thấy 93% doanh nghiệp đang cân nhắc chuyển cơ sở sản xuất sang các khu vực lân cận. 

Lẽ dĩ nhiên, dòng chữ "Made in China" cũng sẽ theo đó mà được thay bằng tên của những khu vực khác. 

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Trung tâm Tin tức VTV24

Cùng chuyên mục

XEM

Giải mã cơn sốt KOC: Sức hút từ tính "chân thật"

VTV.vn - Khi ngày càng có nhiều nội dung UGC (nội dung do người dùng tạo ra) được tài trợ từ các thương hiệu để phủ sóng trên mọi nền tảng thì tính chân thực có còn được đảm bảo?

Nhiều tiềm năng phát triển bền vững ngành nguyên liệu F&B tại Việt Nam

VTV.vn - Xu hướng tiêu dùng mới và tầng lớp trung lưu tăng nhanh đang khiến thị trường Việt Nam trở thành mảnh đất "màu mỡ" cho ngành F&B.