Sự kiện quốc tế tuần qua: Thế giới rúng động trước vụ tấn công khủng bố tại Paris

PV-Chủ nhật, ngày 15/11/2015 08:00 GMT+7

Nhiều người bị thương sau vụ tấn công khủng bố được đưa đi cấp cứu. (Ảnh: Reuters)

VTV.vn - Vụ tấn công khủng bố đẫm máu tại Paris, Pháp khiến hơn 120 người thiệt mạng vào đêm thứ 6, ngày 13 khiến cả thế giới rúng động, bàng hoàng.

1. Tấn công khủng bố tại Pháp, hơn 120 người thiệt mạng

Đêm 13/11, thủ đô Paris của Pháp bị rung chuyển bởi một  loạt 6 vụ tấn công khủng bố liên hoàn, gần như đồng thời nhằm vào rất nhiều nhà hàng, quán bar và vụ bắt giữ con tin tại nhà hát Bataclan. Cảnh sát Pháp cho biết số người thiệt mạng trong loạt các vụ tấn công kinh hoàng tại Paris đã lên tới 128 người, cùng khoảng 180 người bị thương, trong đó 80 người bị thương nghiêm trọng. Lực lượng cảnh sát cũng đã bắn hạ 8 tên khủng bố.

Một nhân chứng có mặt có mặt trong nhà hát Bataclan vào đúng thời điểm xảy ra vụ tấn công khủng bố, anh Julien Pierce - phóng viên Đài phát thanh Pháp Europe 1 - cho biết, các tay súng mặc đồ đen trang bị súng tiểu liên AK47 đã đột nhập vào nhà hát và lạnh lùng xả súng vào hàng trăm người đang nghe nhạc.


Nước Pháp chấn động bởi một cuộc tấn công tàn bạo và có tổ chức, được chuẩn bị kỹ lưỡng, nhằm vào nhưng nơi đông người nhằm gieo rắc nỗi sợ hãi chết chóc.

Nước Pháp chấn động bởi một cuộc tấn công tàn bạo và có tổ chức, được chuẩn bị kỹ lưỡng, nhằm vào nhưng nơi đông người nhằm gieo rắc nỗi sợ hãi chết chóc.

Ngay trong đêm 13/11, Tổng thống Pháp Francois Hollande đã triệu tập một cuộc họp nội các khẩn và tuyên bố áp đặt tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc. 1.500 binh sĩ đã được triển khai thêm trên khắp thủ đô để đảm bảo an ninh. Ông Hollande cũng đã tuyên bố đóng cửa biên giới Pháp và người dân thủ đô Paris đã được yêu cầu ở yên trong nhà.

Các vụ tấn công đánh bom khủng bố nêu trên đã diễn ra một cách đồng loạt đúng vào lúc nước Pháp đang ở trong tình trạng báo động cao đề phòng nguy cơ khủng bố trước thềm Hội nghị Thượng đỉnh về biến đổi khí hậu toàn cầu sẽ diễn ra tại Paris vào cuối tháng 11/2015.

Sau vụ khủng bố đẫm máu tại Paris (Pháp), Hội đồng Bảo an LHQ cùng nhiều quốc gia trên thế giới đã lên án vụ tấn công và bày tỏ tình đoàn kết, sát cánh với người dân Pháp.

Tấn công khủng bố ở Paris: Hơn 120 người chết, 8 tên khủng bố bị bắn hạ Tấn công khủng bố ở Paris: Hơn 120 người chết, 8 tên khủng bố bị bắn hạ

VTV.vn - Vụ tấn công khủng bố kinh hoàng vào đêm 13/11 tại Paris (Pháp) đã khiến hơn 120 người thiệt mạng. Theo cảnh sát Pháp, 8 tên khủng bố gây ra vụ việc đã bị bắn hạ.

2. Đảng của bà Aung San Suu Kyi giành quyền thành lập Chính phủ mới

Ngày 13/11, Ủy ban Bầu cử Liên bang (UEC) của Myanmar thông báo đảng Liên đoàn quốc gia vì dân chủ (NLD) đối lập của bà Aung San Suu Kyi đã giành đủ số ghế trong Quốc hội để thành lập một Chính phủ mới.

NLD đã giành được 759 ghế tại cả 3 cấp của Quốc hội - với 238 ghế tại Hạ viện có 298 ghế, 110 ghế tại Thượng viện có 133 ghế và 401 ghế tại nghị viện bang và cấp vùng có 522 ghế. Như vậy, NLD giành số ghế áp đảo không chỉ ở các thành phố lớn như Nay Pyi Taw, Yangon và Mandalay, mà cả ở các khu vực sinh sống của nhóm sắc tộc thiểu số. Điều này đồng nghĩa với việc NLD sẽ không chỉ nắm quyền tại Quốc hội, Chính phủ trung ương, mà cả ở nghị viện và chính quyền cấp bang và khu vực.

Ngày 8/11 vừa qua, cuộc tổng tuyển cử lịch sử của Myanmar đã được tổ chức một cách hoà bình và thuận lợi với 6.038 ứng cử viên do 91 chính đảng chỉ định và 310 ứng cử viên độc lập tham gia cuộc đua giành hơn 1.000 ghế tại Hạ viện, Thượng viện và hội đồng lập pháp các bang, vùng. Theo hiến pháp Myanmar, Chủ tịch NLD Aung San Suu Kyi không thể trở thành Tổng thống do chồng và con bà mang quốc tịch Anh. Tuy nhiên, hiến pháp không hạn chế nhiều đối với tư cách của Chủ tịch Quốc hội. Hiện NLD vẫn chưa tiết lộ ứng cử viên cho vị trí tổng thống.

Trong khi đó, lãnh đạo của Chính phủ lâm thời, quân đội và đảng cầm quyền đều cam kết chấp nhận quyết định của cử tri, chuyển giao quyền lực theo lộ trình đã định và hợp tác vì sự chuyển giao hoà bình và ổn định.

Đảng của bà Aung San Suu Kyi giành quyền thành lập Chính phủ mới Đảng của bà Aung San Suu Kyi giành quyền thành lập Chính phủ mới

VTV.vn - Đảng Liên đoàn quốc gia vì dân chủ (NLD) đối lập đã giành đủ số ghế trong Quốc hội để thành lập một Chính phủ mới.

3. Mỹ không kích tiêu diệt đao phủ của IS

Lầu Năm Góc hôm 12/11 cho biết, lực lượng quân đội Mỹ đã tiến hành cuộc không kích tại thành phố Raqqa của Syria nhằm vào Mohammed Emwazi hay còn được biết đến với cái tên "Jihadi John", một công dân Anh. Đây là kẻ thường xuyên xuất hiện trong các video hành quyết con tin của Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.

Theo nguồn tin từ một quan chức Mỹ, máy bay không người lái đã tấn công một chiếc xe ô tô được cho là đang chở Emwazi và gần như chắc chắn tên này đã bị tiêu diệt. Nếu điều này được xác nhận, đây sẽ là dấu mốc quan trọng trong chiến dịch chống Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng do Mỹ đứng đầu.

Emwazi từng xuất hiện trong các đoạn băng được tung ra hồi năm ngoái, quay lại cảnh hành quyết hai nhà báo Mỹ là Steven Sotloff và James Foley, nhà báo Nhật Kenji Goto cũng như nhiều con tin khác, trong đó có cả các nhân viên cứu trợ của Anh và Mỹ.

Mỹ không kích tiêu diệt đao phủ của IS Mỹ không kích tiêu diệt đao phủ của IS

VTV.vn - Lực lượng quân đội Mỹ đã tiến hành một cuộc không kích và gần như chắc chắn tiêu diệt Jihadi John, kẻ thường xuyên xuất hiện trong các video hành quyết con tin của IS.

4. Tòa án Phnom Penh ra lệnh bắt giam ông Sam Rainsy

Viện Công tố bên cạnh Tòa sơ thẩm Phnom Penh hôm nay (13/11) đã ra lệnh bắt giữ ông Sam Rainsy - Chủ tịch Đảng cứu quốc đối lập để thụ án tại nhà tù.

Lệnh bắt giữ do ông Vanny - đại diện Viện công tố bên cạnh Tòa sơ thẩm Phnom Penh ký nêu rõ, ông Sam Rainsy được triệu tập để thực thi bản án mà Tòa án thủ đô Phnom Penh đã tuyên vào tháng 4/2011. Khi đó, ông Sam Rainsy bị buộc tội danh "phỉ báng công khai và kích động phân biệt đối xử" đối với Phó Thủ tướng, kiêm Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Hor Namhong và kích động chia rẽ. Ông Sam Rainsy đã bị định tội 2 năm tù nhưng chưa thụ án.

Hiện ông Sam Rainsy đang ở nước ngoài. Trước đó, ông Sam Rainsy cũng đã có những phát biểu gây phản ứng mạnh mẽ từ phía Chính phủ Campuchia. Ngày 12/11, Thủ tướng Hun Sen phát biểu trực tiếp trên truyền hình và trên trang Facebook cá nhân đã chỉ trích rất mạnh mẽ đối với ông Sam Rainsy. Theo Thủ tướng Hunsen, ông Sam Rainsy đã vu cáo và bôi nhọ Đảng Nhân dân Campuchia. Thủ tướng Hun Sen cho biết, ông Sam Rainsy đã phát biểu tại Nhật Bản rằng, đảng Nhân dân Campuchia không muốn tổ chức cuộc bầu cử xã phường năm 2017 và tổng tuyển cử vào năm 2018, vì lo ngại thất bại. Thủ tướng Hun Sen cho rằng, đây là lời bôi nhọ và ông Sam Rainsy sẽ phải đối mặt với pháp luật về lời nói vu cáo của mình.

Thủ tướng Hun Sen cho biết, thời gian qua, Chính phủ đã có nhiều nỗ lực trong cải cách Ủy ban Bầu cử với sự trợ giúp của các chuyên gia đến từ Nhật Bản và châu Âu. Thủ tướng Hun Sen khẳng định, thời gian bầu cử xã phường sẽ tổ chức vào giữa năm 2017 và bầu cử Quốc hội khóa 6 được tổ chức vào cuối tháng 7/2018 đúng theo hiến pháp.

Tòa án Phnom Penh ra lệnh bắt giam ông Sam Rainsy Tòa án Phnom Penh ra lệnh bắt giam ông Sam Rainsy

VTV.vn - Viện Công tố bên cạnh Tòa sơ thẩm Phnom Penh hôm nay (13/11) đã ra lệnh bắt giữ ông Sam Rainsy - Chủ tịch Đảng cứu quốc đối lập để thụ án tại nhà tù.

5. Nổ bom tại miền Nam Thái Lan, 8 người thương vong

Ngày 13/11, cảnh sát Thái Lan cho biết một vụ nổ bom tại khu vực miền Nam hẻo lánh của nước này đã làm 8 người thương vong.

Vụ nổ bom xảy ra vào tối 12/11 tại một trạm kiểm soát tại huyện Khok Pho tỉnh Pattani, miền Nam Thái Lan làm 4 người thiệt mạng và 4 người bị thương.

Trong những năm gần đây, giới chức Thái Lan đã trang bị vũ khí cho người tình nguyện trong các ngôi làng tại miền Nam để bảo vệ thôn xóm trước các vụ tấn công bằng bom do nhóm nổi dậy Hồi giáo người Malay đòi quyền tự trị lớn hơn tại khu vực này thực hiện.

Tình trạng bạo lực thường xuyên xảy ra tại khu vực miền Nam Thái Lan, nơi các nhóm nổi dậy đã tiến hành các hoạt động chống Chính phủ trong suốt 11 năm qua. Bạo lực tại các tỉnh Yaly, Pattanni, Naratkhivat và Songkhla từ năm 2004 đến nay đã làm hơn 6.400 người thiệt mạng.

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam  TV Online.

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước