Thế giới sau ngày 11/9/2001 đã bước sang một thời kỳ khác đầy biến động với những thay đổi cơ bản về cục diện và biến chuyển trong quan hệ quốc tế.
Đặt lên trên các vấn đề về chính trị, kinh tế - xã hội, sau sự kiện 11/9, câu hỏi về an ninh vẫn được dư luận quan tâm hàng đầu. Đó là mối đe dọa khủng bố đang hiện hữu ở mức độ nào và liệu thế giới có an toàn hơn?
Thế giới vẫn chưa thể an toàn bất chấp những nỗ lực chống khủng bố sau vụ 11/9
Căn cứ vào tình hình hiện nay, một câu trả lời không hề tích cực là chúng ta vẫn chưa có một thế giới an toàn.
Hiện Châu Âu đang rất lúng túng về làn sóng nhập cư cũng như phải đương đầu với một làn sóng tấn công khủng bố gia tăng chưa từng có trong nhiều năm qua. Đức, Pháp, Bỉ, Anh, Tây Ban Nha… những nơi tưởng như an toàn nhất, giờ đây đang phải hứng chịu đủ các vụ khủng bố ở mọi địa điểm và dưới mọi hình thức.
Những con sói đơn độc là cụm từ đã trở nên quen thuộc. Các phần tử bị tiêm nhiễm bởi tư tưởng cực đoan của IS ở bất cứ đâu và dưới bất cứ bộ mặt nào đều có thể ra tay khủng bố.
Các phần tử bị tiêm nhiễm bởi tư tưởng cực đoan của IS ở bất cứ đâu và dưới bất cứ bộ mặt nào đều có thể ra tay khủng bố (Ảnh: Getty)
Ở châu Âu hay Mỹ, với mỗi người dân, khủng bố giờ đây không còn ở nơi nào xa xôi, nó có thể tại mỗi góc phố, từ mỗi chiếc xe tải hay từ những người qua đường.
Sau 16 năm, với rất nhiều thách thức ngày thêm chồng chất, cuộc chiến chống khủng bố vẫn chưa có một chiến lược hiệu quả mang tính toàn cầu, cuộc chiến này vẫn chỉ là những giải pháp vũ lực trước một đối thủ vô hình với những biến thái khôn lường
Vậy tại sao khủng bố lại tiếp tục leo thang, diện mạo mới của khủng bố ngày nay ra sao, cuộc chiến chống khủng bố sẽ tiếp tục thế nào? Những câu hỏi này sẽ phần nào được giải đáp thông qua phần bình luận của GS.TS Phạm Quang Minh - Hiệu trưởng trường Đại học KHXH&NV- Đại học QG Hà Nội trong chương trình Toàn cảnh thế giới ngày 17/9.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TVOnline!