Phố cổ Hội An - khu phố cổ duy nhất ở Đông Nam Á còn duy trì được lối sống với kiến trúc truyền thống có niên đại từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19 cùng nhiều loại hình văn hóa được bảo tồn bền bỉ trong cuộc sống thường ngày. Đây chính là những lớp trầm tích văn hóa tích tụ qua các thời kỳ lịch sử và là những giá trị nổi bật để nơi đây được công nhận là Di sản Thế giới.
60 năm sinh sống tại phố hội, tròn 20 với công việc đạp xích lô chở khách thăm quan khu phố cổ này, từ khi Hội An được công nhận là di sản thế giới, ông Phan Phước Tùng luôn xem mình là một sứ giả du lịch của Hội An.
Sau 20 được công nhận là Di sản thế giới, lượng khách du lịch tìm đến với Hội An không ngừng tăng lên qua mỗi năm. Đối với một di sản thì đó là tín hiệu mừng, nhưng đối với những người đã từng gắn bó cả đời với mảnh đất này như ông Huyễn lại ít nhiều lo lắng. Ông sợ Hội An sẽ mất đi dần sự tĩnh lặng, cái trầm mặc bao lâu này đã trở thành hồn cốt của nơi này.
20 năm đối với một di sản không phải là chặng đường dài. Để kể tiếp câu chuyện của nhiều chục năm sau nữa có lẽ không chỉ riêng Hội An mà với bất kỳ di sản nào cũng cần cân bằng giữa việc bảo tồn và phát triển, đồng thời tạo ra những giá trị mới để du khách khi tìm đến không chỉ là để tận hưởng một đô thị cổ mà còn là sự cảm nhận tinh tế nhất về một chiều sâu văn hóa đa tầng, đa sắc.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!