Tại Việt Nam, hoạt chất Glyphosate có khoảng 104 tên thương mại khác nhau. Chúng được sử dụng hàng ngày do có giá khá rẻ và diệt cỏ nhanh. Tuy nhiên, không có nhiều nông dân hiểu cặn kẽ thông tin về Glyphosate. Mỗi năm, nông dân Việt Nam sử dụng hàng trăm nghìn tấn hóa chất bảo vệ thực vật với khoảng 30% là thuốc diệt cỏ, không ít trong số này chứa Glyphosate. Con số này là điều đáng lo ngại bởi khi sử dụng quá nhiều Glyphosate nói riêng và hóa chất nói chung trên ruộng vườn, chính bà con nông dân sẽ là người bị ảnh hưởng đầu tiên.
Hiện những chai thuốc diệt cỏ chứa hoạt chất Glyphosate được bán tại bất kỳ cửa hàng vật tư nông nghiệp nào ở ĐBSCL. Điều này đồng nghĩa với việc nếu có nhu cầu, nông dân có thể mua và sử dụng một cách dễ dàng. Nhiều nông dân còn chủ quan với hoạt chất này, trong khi hệ lụy mà các sản phẩm này mang lại không đơn giản.
Mới đây, Bộ NN&PTNT đã loại bỏ thuốc diệt cỏ chứa Glyphosate ra khỏi danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam. Tuy nhiên, hiện ở nước ta còn khoảng 5 triệu lít thành phẩm thuốc diệt cỏ chứa Glyphosate trên thị trường.
Ở nước ta, có 54 loại thuốc diệt cỏ đủ độ an toàn để thay thế Glyphosate. Tuy nhiên, dù an toàn đến đâu, việc tiếp xúc lâu ngày với hóa chất có thể gây ra những tác hại xấu đối với sức khỏe. Các chuyên gia nông nghiệp cho rằng, thuốc diệt cỏ chỉ nên là biện pháp cuối cùng trong việc phòng trừ cỏ dại. Giải pháp mà bà con nên hướng đến chính là những biện pháp quản lý cỏ dại để giúp bảo vệ sức khỏe cho người dân, đồng thời hướng đến một nền nông nghiệp an toàn, bền vững hơn.
Hiểm họa mùa phun thuốc diệt cỏ VTV.vn - Thời điểm này cũng là lúc nhiều nông dân ở miền núi các tỉnh Nam Trung Bộ quay trở lại với một công việc ấn chứa nhiều hiểm họa, đó là phun thuốc diệt cỏ.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!