Bảo tồn di sản đô thị còn nhiều thách thức

Khánh Linh (Ban Thời sự)-Thứ tư, ngày 23/05/2018 09:50 GMT+7

VTV.vn - Để giữ gìn, bảo tồn di sản, những công trình lịch sử trong khi vẫn đáp ứng được nhu cầu phát triển của thời đại là bài toán lớn đối với các cấp quản lý.

Các công trình di sản bị phá bỏ, hay bị làm thay đổi do sự phát triển mạnh mẽ của hạ tầng đô thị. Đây không phải là câu chuyện mới trong quy hoạch kiến trúc các thành phố lớn, ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Tại TP.HCM, mới đây, câu chuyện này lại được làm nóng với Đề án mở rộng, nâng cấp và cải tạo trụ sở UBND thành phố, trong đó có khả năng đập bỏ công trình vốn là Dinh Thượng Thư được xây dựng từ năm 1860. Đề án này vẫn còn đang nhận được rất nhiều ý kiến khác nhau.

Tòa nhà 59 - 61 Lý Tự Trọng, TP Hồ Chí Minh, trải qua 130 năm, công trình kiến trúc có tuổi thọ lớn thứ 2 tại Sài Gòn không khác nhiều với vẻ bề ngoài của chính nó - Dinh Thượng Thư những năm 20 của thế kỷ trước.

Dù chưa được công nhận là di tích, tòa nhà có vai trò quan trọng chỉ sau Dinh Norodom (phiên bản trước của Dinh Thống Nhất ngày nay) vẫn đóng vai trò quan trọng trong cấu trúc không gian và cảnh quan lịch sử của một đô thị đã ổn định như thành phố Hồ Chí Minh.

Không còn là nguy cơ như Dinh Thượng Thư, với tư duy tách bạch tính công năng và tính quy hoạch của các di sản đô thị, hàng trăm ngôi biệt thự cổ Hà Nội đã bị phá bỏ, kéo theo đó là sự biến mất của cấu trúc và cảnh quan của cả một khu vực, vốn được thế giới đánh giá cao về di sản kiến trúc.

Còn tại thành phố Hồ Chí Minh, những công trình tên tuổi trên dưới cả trăm năm như Thương xá Tax, Bùng binh Nguyễn Huệ hay những dãy nhà xưa trên đường Đồng Khởi hiện cũng đã không còn.

Không đơn thuần là những tòa nhà tính bằng năm tháng, Dinh Thượng Thư, Nhà thờ Thủ Thiêm ở thành phố Hồ Chí Minh, hay nhỏ tuổi hơn là công trình Nhà hát Lớn Hà Nội, Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam chứa đựng nhiều thứ mà chỉ có lịch sử, chỉ có cuộc sống đô thị của thời kỳ ấy mới tạo nên được. Theo chuyên gia kinh tế hàng đầu của Ngân hàng thế giới Martin Rama, bảo tồn cũng chính là một tài sản kinh tế quan trọng.

Campuchia và Kenya bảo tồn di sản theo cách nào? Campuchia và Kenya bảo tồn di sản theo cách nào?

VTV.vn - Ngăn chặn làn sóng phương Tây, sống hài hoà thiên nhiên, phục hồi và nghiên cứu khảo cổ học trong các di sản... là những việc hai quốc gia này thực hiện để bảo tồn di sản.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước