Bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai: "Truyền bia để giải độc rượu là trường hợp đặc biệt"

PV-Thứ sáu, ngày 11/01/2019 16:50 GMT+7

Ông Nguyễn Trung Nguyên - Trưởng khoa Chống độc, bệnh viện Bạch Mai

VTV.vn - Theo Trưởng khoa Chống độc, bệnh viện Bạch Mai, vụ truyền bia để giải độc rượu cứu người là trường hợp đặc biệt, chỉ dùng ethanol khi bệnh nhân bị ngộ độc cồn methanol.

Chiều 11/01, Bộ Y tế đã có thông tin chính thức liên quan vụ việc truyền 15 lon bia cứu sống một bệnh nhân bị ngộ độc rượu methanol. Cụ thể, Ths – bác sĩ Nguyễn Trọng Khoa - Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế đã đưa ra thông tin theo báo cáo nhanh của Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị.

"Trường hợp bệnh nhân N. có hàm lượng methanol trong máu là 2.100 mg/lít, vượt hơn 10 lần ngưỡng gây ngộ độc. BV đã tiến hành xử trí theo phác đồ điều trị ngộ độc methanol của Bộ Y tế, kiểm soát đường thở, hỗ trợ hô hấp, hỗ trợ tuần hoàn và lọc máu cấp cứu để thải độc methanol.

Bên cạnh đó, trong quá trình lọc máu thải độc, các bác sĩ đã sử dụng các biện pháp hỗ trợ khác, một trong số đó là truyền bia (có ethanol) vào dạ dày qua ống thông", ông Nguyễn Trọng Khoa cho biết. 

"Vì thông tin truyền 5 lít bia để cứu bệnh nhân bị ngộ độc Methanol dễ gây hiểu lầm trong người dân. Chúng tôi khẳng định biện pháp hàng đầu trong trường hợp này là lọc máu để loại bỏ methanol ra khỏi cơ thể bệnh nhân. Tuy nhiên, trong quá trình lọc máu, ethanol cũng được sử dụng theo đường tiêu hóa, ngấm vào máu để tranh chấp với methanol có trong máu. Tuy nhiên, việc này chỉ có tính tạm thời trì hoãn việc methanol chuyển hóa thành chất độc gây hại cho người bệnh. Việc truyền thành phần ethanol phải được thực hiện tại cơ sở y tế có điều kiện, đúng hướng dẫn chuyên môn và chỉ dẫn của bác sĩ.

Qua sự việc này, Bộ Y tế khuyến cáo việc sử dụng rượu bia có ảnh hưởng tới sức khỏe, đặc biệt việc lạm dụng rượu bia quá mức cho phép. Khi nghi ngờ có dấu hiệu ngộ độc phải tới ngay cơ sở y tế để được xử trí kịp thời, tuyệt đối không được sử dụng bia để giải độc ngộ độc do uống rượu. Đây là điều rất quan trọng.

Không phải cứ uống bia là có thể giải độc rượu.  Nếu đã bị ngộ độc nethanol có trong rượu bia, việc uống bia (chứa ethanol) càng nguy hiểm hơn. Chỉ khi bị ngộ độc methanol, việc dùng ethanol mới có tác dụng trong việc hỗ trợ giải độ, tuyệt đối không sử dụng rượu bia không rõ nguồn gốc, giả", ông Nguyễn Trọng Khoa cho biết thêm.

Đối với lý do bác sĩ chọn bia để giúp hỗ trợ bệnh nhân giải độc cồn methanol, ông Nguyễn Trung Nguyên - Phụ trách Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai khẳng định, trong điều kiện ngành y tế còn khó khăn thuốc giải độc methanol chưa có thì bác sĩ cần nghĩ mọi cách để cứu bệnh nhân. Trong khi đó, bia là loại chưa từng ghi nhận có chưa methanol. Đây cũng là nỗ lực của các bác sĩ tuyến dưới để cứu mạng bệnh nhân trong trường hợp này.

"Đây là trường hợp đặc biệt và người dân không bắt chước" - ông Nguyễn Trung Nguyên nói - "Việc chẩn đoán và xử lý ngộ độc methanol chỉ có bác sĩ mới có thể thực hiện được, trong điều kiện y tế đảm bảo".

Theo hướng dẫn xử trí ngộ độc methanol của Bộ Y tế, lọc máu cấp cứu là biện pháp quan trọng hàng đầu và quyết định việc đào thải methanol ra khỏi cơ thể người bệnh. Ngoài ra, trong quá trình lọc máu thải độc, ethanol cũng có thể được sử dụng theo đường tiêu hóa để tranh chấp chuyển hóa với methanol có trong máu.

Tuy nhiên, biện pháp hỗ trợ này chỉ có thể tạm thời trì hoãn việc chuyển hóa methanol thành các độc chất (axit formic và format) gây hại cho người bệnh. Việc này phải được thực hiện, theo dõi tại cơ sở y tế có đủ điều kiện, theo hướng dẫn chuyên môn và chỉ định của bác sĩ.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước