Cà Mau đối mặt nguy cơ thiếu nước vì hạn mặn

Quốc Minh (VTV9)-Chủ nhật, ngày 29/12/2019 13:57 GMT+7

VTV.vn - Là địa phương ven biển, lại chịu tác động của cả triều biển Đông và biển Tây nên Cà Mau hứng chịu nhiều ảnh hưởng nặng nề của tình trạng mặn xâm nhập.

Mùa khô 2019-2020, ngành chức năng Cà Mau dự báo sẽ có rất nhiều khó khăn về nguồn nước, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và đời sống dân sinh ngay cả trong vùng ngọt hóa.

Theo Chi cục Thủy lợi tỉnh Cà Mau, trong tổng diện tích tự nhiên khoảng 530.000ha của tỉnh thì có hơn 120.000ha phải dựa vào nguồn nước mưa để giữ ngọt, chủ yếu là ở vùng U Minh Hạ. Cà Mau cũng là địa phương duy nhất ở ĐBSCL không có nước ngọt bổ sung từ sông Tiền và sông Hậu.

Với diễn biến của hạn hán và xâm nhập mặn như hiện nay, tỉnh này sẽ đối mặt với rất nhiều khó khăn do chỉ có thể cầm cự dựa vào nguồn nước mưa dự trữ và nước ngầm. Kể cả vùng ngọt hóa khép kín bằng đê bao cũng sẽ thiếu nước nếu hạn hán kéo dài.

Để chủ động ứng phó và hạn chế thiệt hại, Cà Mau đã tăng cường nạo vét kênh mương, trữ nước ngọt, không khuyến khích bà con nông dân ở vùng ngọt canh tác trong mùa khô. Năm 2016, Cà Mau đã phải công bố thiên tai trên địa bàn toàn tỉnh do ảnh hưởng của hạn mặn.

Năm nay, mặn xâm nhập sớm khoảng 1 tháng và đang gây ra nhiều khó khăn cho 7 địa phương gồm Trà Vinh, Sóc Trăng, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Kiên Giang và Long An. Dự báo, đỉnh điểm của hạn mặn có thể rơi vào tháng 3, tháng 4 và kéo dài đến tháng 5/2020.

Túi trữ nước ngọt - Giải pháp ứng phó với xâm nhập mặn Túi trữ nước ngọt - Giải pháp ứng phó với xâm nhập mặn Mặn xâm nhập ĐBSCL sớm nhất 10 năm qua Mặn xâm nhập ĐBSCL sớm nhất 10 năm qua Bến Tre: Hạn mặn xâm nhập, nguy cơ lỡ mùa hoa Tết Bến Tre: Hạn mặn xâm nhập, nguy cơ lỡ mùa hoa Tết

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước