Một thông tin được nhiều tờ báo đăng tải trong tuần qua chính là việc đoàn thành tra của Thanh tra Chính phủ đã hoàn tất công tác thanh tra liên quan đến thông tin về tài sản đất đai của gia đình Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Yên Bái Phạm Sỹ Quý.
Theo tờ Pháp luật TP.HCM, sau khi đã kết thúc quá trình thanh tra trực tiếp, đoàn thanh tra sẽ bước vào quá trình dự thảo kết luận. Dự kiến khoảng cuối tháng 8 sẽ công bố công khai kết luận thanh tra chính thức.
Theo tờ Pháp luật TP.HCM, sau khi đã kết thúc quá trình thanh tra trực tiếp, đoàn thanh tra sẽ bước vào quá trình dự thảo kết luận.
Như vậy một tháng nữa mới có những kết luận chính thức về thông tin tài sản đất đai của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Yên Bái. Thế nhưng, nếu nhìn rộng ra thì có lẽ, những lời phàn nàn, nghi vấn về sự giàu có bất thường của một số quan chức tại các ngành, địa phương đã làm cả nước xôn xao và thậm chí Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã phải đề cập đến vấn đề này tuy không trực diện tại Hội nghị xúc tiến đầu tư vào tỉnh Sơn La.
Tờ Tiền phong phản ánh, trước lãnh đạo 14 tỉnh Tây Bắc tham dự Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Sơn La, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ sự trăn trở khi nghe các thông tin về lối sống phô trương, lãng phí, gây nhiều phản cảm của một bộ phận cán bộ, đảng viên ở một vài tỉnh miền núi.
Bài viết trên báo Tiền Phong
Không phản cảm sao được khi mà ở những vùng khó khăn, đồng bào vẫn rất nghèo, thiếu thốn tiện nghi, sinh hoạt vất vả thì một số cán bộ sống trong những dinh thự nguy nga, đi xe tiền tỉ. Câu chuyện người nghèo bị bệnh tật làm cho khánh kiệt, không đủ tiền thuê ô tô, phải chở thi thể về trên xe máy làm rơi nước mắt bao người chưa phải đã lùi xa trong ký ức.
Tờ Người Lao động nhấn mạnh, lời của Thủ tướng không chỉ là trăn trở, mà còn là nhắc nhở các cơ quan hữu trách lưu ý trong quan điểm và hành động, vừa giám sát, tạo cơ chế cho cán bộ có tài đức vươn lên, vừa mạnh tay ngăn ngừa xử lý cán bộ vi phạm để người dân có niềm tin. Trên đường phát triển, phải mạnh tay loại bỏ những vật cản là những cán bộ đã tha hóa biến chất, chỉ biết vinh thân, phì gia.
Tờ Người Lao động nhấn mạnh, lời của Thủ tướng không chỉ là trăn trở, mà còn là nhắc nhở ác cơ quan hữu trách
Đó là một góc nhìn về công tác cán bộ mà Thủ tướng muốn nhắn nhủ tới lãnh đạo các tỉnh miền núi phía Bắc. Thế nhưng, có một góc nhìn khác cũng rất thú vị, rất thực tế và liên quan khá chặt chẽ tới ý nghĩa của sự kiện này – một Hội nghị xúc tiến đầu tư, đó là bình luận của nhà báo Lê Thanh Phong trên tờ Lao động.
Các nhà đầu tư, doanh nghiệp rất tinh mắt để nhìn thấy được điều gì ẩn chứa đằng sau sự phô trương ấy. Muốn đi ô tô xa xỉ, xài đồng hồ đắt tiền, ở biệt thự, biệt phủ thì phải có tiền. Mà cán bộ thì làm gì có nhiều tiền như vậy, tiền ở đâu ra. Những câu hỏi đó chẳng cần phải nghĩ ngợi gì nhiều mới trả lời được. Thói phô trương sự giàu có của cán bộ làm cho doanh nghiệp sợ hãi, e ngại, bởi vì không ai dại dột đầu tư vào một địa phương mà nơi đó tiềm ẩn nhiều rủi ro vì tiêu cực.
Bài bình luận trên báo Lao động
Kê khai tài sản nhiều năm liền không phát hiện được lấy một trường hợp không trung thực. Thế nhưng dư luận thì không ngớt xôn xao về những khối tài sản lớn của lãnh đạo một số địa phương, bộ ngành.
Điều này đang đặt ra những dấu hỏi lớn về vấn đề đạo đức của người cán bộ. Liệu có hay không sự tha hóa quyền lực, tha hóa đạo đức trong những công bộc của nhân dân. Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về học tập và làm theo tấm gương, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã được ban hành từ lâu, nhiều hội nghị quán triệt cũng đã được tổ chức.
Thế nhưng với một bộ phận cán bộ có chức có chức, có quyền, tinh thần của Chỉ thị có lẽ vẫn chưa đến được với họ, bởi họ vẫn chưa hiểu thấu ý nghĩa của những từ cần, kiệm, liêm, chính mà Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh thời thường căn dặn.