Suốt 1,5 năm qua, Việt Nam đã triển khai nhiều giải pháp để khắc phục thẻ vàng của Ủy ban châu Âu (EC) đối với thủy sản. Trong đó, vào ngày 25/4, Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Thủy sản có hiệu lực, đây là một dấu mốc rất quan trọng cho những nỗ lực của nước ta trong việc tuân thủ các khuyến nghị của (EC). Tuy nhiên, đây cũng mới chỉ là luật, từ luật đi đến thực tế là cả 1 khoảng cách.
Vùng biển giáp ranh giữa VIệt Nam, Thái Lan và Malaysia được xác định là một trong những vùng trọng điểm mà các lực lượng chấp pháp trên biển như: kiểm ngư, cảnh sát biển đang tập trung tuyên truyền và hướng dẫn bà con, ngăn chặn tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài. Trong 3 tháng đầu năm, mặc dù số vụ vi phạm giảm nhưng số ngư dân bị bắt và xác định vi phạm lại tăng. Hiện các tỉnh Kiên Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bến Tre, Cà Mau… vẫn là những địa phương có số tàu cá và ngư dân vi phạm nhiều nhất.
Mặc dù được khuyến nghị hạn chế nhằm bảo vệ nguồn lợi thủy sản, vẫn có đến hơn 70% tàu cá tại Tây Nam Bộ làm nghề giã cào, không ghi nhật ký khai thác, đánh cá sai tuyến, thiếu thiết bị giám sát hành trình là những lỗi khá phổ biến.
Trong khoảng thời gian từ ngày 6/5 - 10/5, đoàn công tác của Bộ NN&PTNT sẽ sang làm việc trực tiếp với EC. Cuộc làm việc này bao gồm nhiều nội dung, trong đó sẽ bàn cụ thể kế hoạch thanh tra lần tới. Trong tháng 5/2019, mục tiêu Bộ NN&PTNT đặt ra là sẽ đồng bộ hóa cơ sở dữ liệu nghề cá, kết nối, vận hành thông suốt giữa Trung ương với 28 tỉnh ven biển và các cảng cá chỉ định.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!