'Chính phủ sẽ nỗ lực giúp doanh nghiệp ứng phó với tác động từ hội nhập'

P.V-Thứ ba, ngày 17/11/2015 19:53 GMT+7

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải trong phiên chất vấn ngày 17/11

VTV.vn - Tại phiên chất vấn chiều 17/11, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải khẳng định việc hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình hội nhập tiếp tục sẽ là vấn đề Chính phủ cần quan tâm.

Những thách thức và nguy cơ trong quá trình hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng của Việt Nam là vấn đề mà các đại biểu Quốc hội đặt ra cho Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải trong phiên chất vấn ngày 17/11.

Trinh bày về kế hoạch hội nhập trong tương lai, Phó Thủ tướng nhấn mạnh: “Sau TPP, trong thời gian tới, chúng ta sẽ tham gia 10 hiệp định thương mại tự do, Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), Cộng đồng ASEAN. Mỗi văn bản hội nhập phải chuẩn bị rất nhiều năm. Khi triển khai, Chính phủ đều đưa những nghị quyết, chương trình hành động, thực hiện công tác hội nhập. Trong quá trình tham gia đàm phán, Bộ Công thương, Bộ Tài chính và các bộ liên quan đều trao đổi với các ngành hàng, hiệp hội để đánh giá mặt thuận lợi hay không thuận lợi để có giải pháp”.

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cũng khẳng định, Việt Nam đang là quốc gia có tốc độ chuẩn bị điều kiện để hội nhập cao nhất trong khu vực: “Khi hội nhập, chúng ta phải sửa đổi hệ thống văn bản quy phạm pháp luật để hài hòa với quá trình hội nhập. Chính vì vậy, trong suốt thời gian dài vừa qua, Quốc hội mất rất nhiều thời gian để điều chỉnh các luật, các bộ điều chỉnh các chính sách liên quan như luật về thuế. Trong quá trình hội nhập ASEAN hay WTO, chúng ta được đánh giá có tốc độ chuẩn bị các điều kiện để hội nhập cao nhất. Trong AEC, Việt Nam đạt được trên 90% điều kiện so với bình quân 85% so với các nước trong khu vực”.

Trước lo ngại của đại biểu Quốc hội về nguy cơ thất nghiệp trong quá trình hội nhập, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cho biết: “Chính phủ đã yêu cầu các bộ tăng cường đàm phán liên quan đến vấn đề lao động. Chúng ta vẫn chưa đưa ra cam kết về vấn đề này. Chúng ta vẫn cần những lao động có kỹ thuật cao còn những trường hợp lao động du lịch thì Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phải có những giải pháp để chấn chỉnh và phối hợp với địa phương trong việc quản lý lao động”.

“Từ năm 1995, trong quá trình hội nhập, sản xuất của chúng ta vẫn duy trì về nông nghiệp, công nghiệp. Xuất khẩu có đóng góp tới 170% GDP nên khả năng ứng phó của Việt Nam bước đầu có thể chấp nhận được. Khi sức ép cạnh tranh ngày càng lớn hơn, Chính phủ cũng như doanh nghiệp cần phải có biện pháp hiệu quả hơn. Chúng ta phải chấp nhận, có những ngành hàng cạnh tranh yếu hơn và phải chịu thiệt thòi. Những sản phẩm, ngành hàng mà chúng ta có lợi thế cũng không thể duy trì mãi mãi. Cạnh tranh là quá trình liên tiếp nên việc duy trì cạnh tranh, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp tục sẽ là vấn đề Chính phủ cần quan tâm” - Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải giải đáp thắc mắc về khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam.

Gần 50 doanh nghiệp Việt Nam không hiểu rõ về AEC Gần 50 doanh nghiệp Việt Nam không hiểu rõ về AEC

VTV.vn - Theo đánh giá của Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), Việt Nam có nhiều lợi thế, nhưng việc gần một nửa DN Việt Nam chưa có hiểu biết đầy đủ về AEC lại là một bất lợi.

Phó Thủ tướng cũng đề cập tới một số giải pháp nhằm giúp các doanh nghiệp trong quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng của Việt Nam: “Các bộ ngành đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo xúc tiến thương mại để các doanh nghiệp có thể làm quen dần với điều kiện hội nhập, Chính phủ rất nỗ lực để thực hiện những nhiệm vụ này. Các doanh nghiệp đã xây dựng những kế hoạch để ứng phó với tác động trái chiều của hội nhập. Bên cạnh đó, không phải tất cả các doanh nghiệp đều quan tâm đến hội nhập. Đây là điểm yếu mà trong thời gian tới, Chính phủ sẽ tiếp tục cần tăng cường công tác tuyên truyền, xây dựng giải pháp ứng phó”.

Xem lại phần trả lời chất vấn của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải:

 

Mời quý độc giả theo dõi Truyền hình trực tuyến các kênh của Đài Truyền hình Việt Nam.

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước