Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bình Thuận, có 3 nơi diễn ra sạt lở nghiêm trọng là huyện Tuy Phong, thành phố Phan Thiết và huyện Hàm Thuận Bắc. Tại khu phố 4 thị trấn Liên Hương, huyện Tuy Phong, hiện tượng xâm thực diễn ra trong nhiều năm, khiến bờ biển bị sạt lở dài tới 300m, sâu vào đất liền 3m, uy hiếp trực tiếp đến đời sống của 150 hộ dân. Giải pháp tạm thời là đổ đá chắn sạt lở. Tuy nhiên, điều này cũng không làm giảm đi sự khó khăn trong sinh hoạt của người dân.
Điều đáng nói, diễn tiến của sạt lở ngày càng khó lường, hậu quả ngày càng nặng nề. Theo đánh giá của Tổng cục Phòng chống thiên tai, Bộ NN&PTNT, cuộc chiến chống sạt lở còn gian nan hơn khi chính nơi này chưa thực sự quan tâm đến tính an toàn của các công trình. Một vấn đề nữa không kém phần khó khăn là kinh phí. Riêng kinh phí cho việc làm đê bao cho bờ biển đang sạt lở của thành phố Phan Thiết phải mất hơn 200 tỷ đồng.
Không chỉ ở miền Trung, hiện tượng xâm thực ở ĐBSCL cũng nghiêm trọng không kém và diễn ra trên phạm vi rộng. Ngay lúc này, nếu không có những giải pháp kịp thời và đồng bộ, hình ảnh các bãi biển đẹp của Việt Nam rất có thể chỉ còn là quá khứ.
Sạt lở nghiêm trọng đê quốc phòng tại Kiên Giang VTV.vn - Khu vực bờ biển Tiểu Dừa thuộc xã Vân Khánh Tây, huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang hiện đang bị sạt lở nghiêm trọng, nhất là vào giai đoạn cao điểm của mùa mưa bão. | Lập Bản đồ sạt lở bờ sông, xói lở bờ biển vùng ĐBSCL VTV.vn - Chiều 18/6, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội nghị giới thiệu Bản đồ sạt lở bờ sông, xói lở bờ biển vùng đồng bằng sông Cửu Long. | Sạt lở ở Đồng bằng sông Cửu Long diễn biến phức tạp Tình trạng sạt lở xảy ra ở 13 tỉnh thành thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, trong đó đặc biệt nghiêm trọng là ở Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang, Đồng Tháp, An Giang, Cà Mau. |
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!