Cụ thể thông tư này quy định chi tiết về việc cấp chứng nhận hành nghề và chứng chỉ hành nghề. Theo đó, bên cạnh các chứng chỉ khác như kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng... những người tham gia công tác bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích phải có chứng nhận hành nghề và chứng chỉ hành nghề.
‘ Chùa Trăm Gian là một trong những sự việc đáng tiếc xảy ra đối với công tác trùng tu, di tích. (Ảnh: Doãn Hoàng)
Chứng nhận hành nghề cấp cho tổ chức có đủ điều kiện năng lực tương ứng với các hoạt động về lập quy hoạch di tích, lập dự án báo cáo kỹ thuật tu bổ di tích, thi công tu bổ di tích. Còn chứng chỉ hành nghề cấp cho những kiến trúc sư, kỹ sư tham gia các hoạt động này. Cục Di sản văn hóa thuộc Bộ VH-TT&DL sẽ là cơ quan đứng ra cấp chứng chỉ này.
Chỉ cần có bằng kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng kèm theo chứng nhận đã học khóa bồi dưỡng kiến thức về bảo tồn di tích sẽ được cấp chứng chỉ hành nghề. Theo Cục Di sản văn hóa, việc này sẽ ngăn chặn tình trạng những người làm về kiến trúc, xây dựng nhưng không biết về bảo tồn nhưng vẫn tham gia vào công tác bảo tồn, trùng tu di tích.