Có nên mở rộng khung thỏa thuận về thời gian làm thêm?

Ban Thời sự-Thứ tư, ngày 12/06/2019 19:46 GMT+7

VTV.vn - Đó là nội dung được nhiều đại biểu Quốc hội tranh luận trong phiên họp toàn thể về dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi trong chiều 12/6.

Có nên mở rộng khung thỏa thuận về thời gian làm thêm? Nếu tăng thì cách tính lương như thế nào cho hợp lý để đảm bảo không làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động hay của chủ sử dụng lao động? Đó là nội dung được nhiều đại biểu Quốc hội tranh luận trong phiên họp toàn thể về dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi trong chiều nay (12/6).

Có nên mở rộng khung thỏa thuận về thời gian làm thêm?  - Ảnh 1.

Đại biểu Nguyễn thị Quyết Tâm (đại biểu Quốc hội TP.HCM).

Mở đầu phiên thảo luận, đại biểu Nguyễn thị Quyết Tâm (đại biểu Quốc hội TP.HCM) đã gây ra nhiều tranh luận khi bà cho rằng quy định về tăng giờ làm thêm có thể đi ngược lại quan điểm tiến bộ xã hội là tăng lương giảm giờ làm bởi xét về bản chất, người lao động chỉ có nhu cầu được làm thêm vì lương thấp chứ không muốn tăng giờ làm thêm.

Tuy nhiên, trước thực tế nhiều doanh nghiệp phải sử dụng lao động làm thêm cũng như việc làm thêm đem lại nguồn thu cho rất nhiều lao động ở một số doanh nghiệp, nhất là ở các doanh nghiệp đặc thù như dệt may, da giày, một số đại biểu cho rằng việc quy định làm thêm cũng như cách tính lương làm thêm phải đảm bảo hài hòa quyền lợi cho cả người lao động và chủ sử dụng lao động.

Cũng trong chiều nay, đại biểu Quốc hội cũng có nhiều tranh luận về quy định tăng tuổi nghỉ hưu, đồng thời đề nghị cân nhắc việc chọn ngày 27/7 là ngày nghỉ lễ trong năm.

Đề xuất làm thêm giờ xuất phát từ nhu cầu gì? Đề xuất làm thêm giờ xuất phát từ nhu cầu gì?

VTV.vn - Đề xuất tăng giờ làm thêm tối đa lên 400 giờ/năm của Bộ LĐ-TB&XH tiếp tục vấn đề nóng được tranh luận tại Quốc hội.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước