Chủ đầu tư cho rằng Công viên nước Thanh Hà bị phá dỡ

Ban Thời sự-Thứ tư, ngày 12/02/2020 14:27 GMT+7

VTV.vn - Theo chủ đầu tư, đoàn cưỡng chế thực chất là phá dỡ, làm hư hỏng công trình, gây thiệt hại cho họ số tiền lên tới 150 tỷ đồng.

Tại buổi họp báo thường kỳ của Thành ủy, một số cơ quan báo chí đã đặt các câu hỏi cho lãnh đạo quận Hà Đông về việc cưỡng chế công viên nước Thanh Hà. Nội dung các câu hỏi chủ yếu về quy trình cưỡng chế có đúng với quy định của pháp luật hay không? Tháo dỡ hay phá dỡ làm hư hỏng công trình? Để một công trình không có giấy phép được xây dựng và hoạt động, rồi sau đó lại cưỡng chế thì đã xử lý trách nhiệm của cán bộ nào hay chưa?

Khoản B Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính nêu rõ: Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép. Cùng với đó là Khoản 5 Điều 34 Nghị định 166/2013/NĐ-CP quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính cũng hướng dẫn cụ thể việc thi hành này. Tất cả đều không cho phép phá dỡ hay phá hủy toàn bộ công trình kể cả khi đương sự không chấp hành việc tự tháo dỡ.

Công viên nước Thanh Hà đi vào hoạt động tháng 6 năm ngoái. Tuy nhiên vì công trình xây dựng không có giấy phép nên UBND Quận Hà Đông đã ra quyết định cưỡng chế.

Việc phá dỡ làm hư hỏng toàn bộ công trình, thiệt hại cho doanh nghiệp 150 tỷ đồng.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước