Toàn bộ ruộng lạc bà Hoàng Thị Liên (xã Dương Xá, Vũ Thư, Thái Bình) đã bán đứt ngoài đồng vì không còn sức mà thu hoạch. Còn một chút lạc bà nhổ để làm giống cho vụ sau.
4 thế hệ đang chung sống dưới mái nhà. Con đi làm xa, mình bà vừa chăm cháu nội, vừa chăm mẹ chồng hơn 80 và chỉ mong không ai đau ốm để không phải đi vay mượn.
90% người già không có tích lũy sống ở nông thôn. Và mỗi tháng, họ chỉ cần cần có từ 500.000 đến 1 triệu đồng/tháng là đủ sống.
Chỉ bị một tai nạn giao thông nhẹ đã làm thay đổi anh Toàn - một lao động tự do khi đó mới 25 tuổi. Một khoản thu nhập đều đặn từ lương hưu để về già không phải day dứt, lo lắng về tiền bạc là suy nghĩ của anh và 6 năm qua, dù công việc dù công việc không ổn định nhưng mỗi tháng, anh vẫn đóng đều đặn mức 330.000 đồng cho BHXH tự nguyện. Khi đóng đủ năm, anh sẽ nhận lương hưu 2,5 triệu đồng/tháng.
Người già hầu như không có thu nhập, không có tích lũy tiền bạc đang là khoảng trống an sinh xã hội ở nông thôn. Để một tuổi già an nhàn và không phụ thuộc con cái thì lương hưu là khoản tài chính quan trọng nhất. Lương hưu tuy ít nhưng đều đặn cùng với bảo hiểm y tế sẽ giúp người già có cuộc sống tốt hơn.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang đẩy mạnh việc phát triển BHXH vào lứa tuổi 30 đến 45 và mục tiêu trong năm 2019 phát triển số đối tượng tham gia mới bằng 10 năm trước cộng lại có thể hoàn thành.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!