Sạt lở ở ĐBSCL gây thiệt hại nặng. (Ảnh: Báo Người Lao động)
Theo các nhà khoa học, phù sa sông Cửu Long xuôi ra biển tạo thành một vùng nước đục khoảng 20 - 30km tính từ bờ ra. Lớp nước đục đó chính là chiếc áo giáp của đồng bằng. Nước đục nặng hơn nước trong, sóng biển khi gặp lớp phù sa này sẽ giảm bớt sức mạnh đánh vào bờ. Tuy nhiên, khi mất phù sa, chiếc áo giáp bị mỏng, sạt lở sẽ gia tăng, quá trình bồi đắp yếu đi và quá trình tan rã bắt đầu.
Với chiều dài hơn 700km ở cả biển Đông và biển Tây, tại ĐBSCL nơi nào cũng xảy ra sạt lở. Nơi lở nhiều nhất là đất mũi Cà Mau. Ở các tỉnh Trà Vinh, Bến Tre, người dân ven biển, nhất là khu vực gần các cửa sông Cửu Long, phải liên tục đối mặt với sạt lở nghiêm trọng làm mất đất sản xuất, rừng phòng hộ. Trung bình chiều sâu sạt lở là 15m, có nơi sạt lở ăn sâu vào đất liền cả 100m như tại cồn Nhàn, xã Bảo Thuận, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!