Nhiều đô thị loại 1, đô thị loại 2 của cả nước đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường, giao thông tắc nghẽn, điều kiện sống xấu, sức khỏe cộng đồng bị ảnh hưởng.
Theo các chuyên gia phân tích, một trong những nguyên nhân chính là phát triển đô thị không gắn với bảo vệ môi trường. Từ đây cho thấy tính cấp thiết lúc này là quy hoạch, xây dựng đô thị xanh, đô thị sinh thái và đô thị bền vững về môi trường phải được xem là một hướng đi mới, cần được nghiên cứu kỹ lưỡng và áp dụng trong thực tiễn.
Với 800 đô thị có mức tăng trưởng kinh tế trung bình đạt từ 10 - 15%, nguồn thu từ các hoạt động kinh tế đô thị đạt từ 70 - 75% trong cơ cấu GDP của cả nước. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển kinh tế, đô thị Việt Nam đang đối diện với những thách thức mới nảy sinh do tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng cao.
Theo quy hoạch đến năm 2020, quy mô đô thị Việt Nam sẽ tăng lên với 40 triệu người. Để phát triển bền vững, đòi hỏi cần phải xây dựng được hệ thống quản lý với thể chế thích hợp với tình hình mới.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!