Đây là dịp để các học giả, đại biểu quốc tế trao đổi về tình hình rác thải nhựa trên Biển Đông, đồng thời chia sẻ kinh nghiệm xử lý tình trạng này.
Tại Đối thoại biển lần thứ 4, các diễn giả quốc tế đã làm rõ nhiều nội dung quan trọng như: Thực trạng tình hình ô nhiễm rác thải nhựa trên biển, đặc biệt ở khu vực Biển Đông; nguyên nhân khiến tình trạng này đến nay chưa được giải quyết triệt để; các nguyên nhân của việc thiếu hiệu quả trong hợp tác quốc tế ở lĩnh vực này...
Theo báo cáo của Liên hợp quốc, mỗi năm lượng rác thải nhựa thải ra đủ để bao quanh Trái đất 4 lần. Rác thải nhựa rất nhiều nằm dưới đáy đại dương và trở thành một phần thức ăn đầu độc các loài sinh vật biển. Theo dự báo của các nhà khoa học, khối lượng rác thải nhựa đến năm 2050 ở các đại dương sẽ nặng hơn khối lượng của cá.
Các đại biểu cho rằng để có thể xử lý vấn nạn rác thải nhựa không chỉ đòi hỏi nỗ lực của một quốc gia, mà tất cả các quốc gia cần phải chung tay thực hiện các biện pháp như nâng cao nhận thức của người dân về rác thải nhựa, xử lý phân loại rác thải ngay từ đầu nguồn, sử dụng các tàu thu rác nổi thu gom xử lý rác thải nhựa, sử dụng sản phẩm có thể phân huỷ, thân thiện với môi trường hoặc đồ nhựa dùng một lần....
Các quốc gia xung quanh Biển Đông đều là các nước đang phát triển và cũng là các nước thải rác nhựa ra biển nhiều nhất thế giới. Làm thế nào để có thể giảm được tình trạng này, phương hướng giải pháp đã được các diễn giả tại hội nghị chia sẻ.
Dưới đây là VIDEO ghi nhận một số ý kiến về vấn đề trên.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!