Đồng bằng sông Cửu Long chịu tác động lớn của biến đổi khí hậu

Ban Thời sự-Chủ nhật, ngày 09/10/2016 07:30 GMT+7

Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)

VTV.vn - Đồng bằng sông Cửu Long đang là một trong 5 khu vực trên thế giới chịu tác động lớn nhất của biến đổi khí hậu.

Những ngày này lũ đã về Đồng bằng sông Cửu Long. Năm nay là một năm của hiện tượng thời tiết cực đoan, 90 năm mới xảy ra một lần, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đang là một trong 5 khu vực trên thế giới chịu tác động lớn nhất của biến đổi khí hậu.

Lũ sẽ về muộn và nhỏ hơn, xâm nhập mặn nhiều hơn, đất đai ít phù sa màu mỡ hơn. Những điều kiện tự nhiên không còn thuận lợi như trước đối với một vùng vốn được coi là trù phú, thiên nhiên ưu đãi và vựa lúa của Việt Nam.

Mỗi năm sông Mekong chuyển một khối lượng nước khổng lồ 450 tỷ m3 về Đồng bằng sông Cửu Long. Cùng với nước là phù sa màu mỡ bồi đắp đồng bằng. Nhờ vậy, nơi đây trở thành vựa lúa của cả nước và cung cấp lúa gạo cho khoảng 40 triệu người ở các nước châu Á và châu Phi.

Tuy nhiên, dưới tác động của biến đổi khí hậu, Đồng bằng sông Cửu Long đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi hạn mặn, sụt lún, sạt lở đất, suy giảm nghiêm trọng nguồn nước. Do lượng mưa ít trên thượng nguồn, lũ về muộn và nhỏ, nguồn tôm cá tự nhiên sụt giảm nghiêm trọng, nước lũ cũng chưa đủ để tẩy sạch ruộng đồng, đẩy nước mặn đi.

Bên cạnh đó, các đập thủy điện trên thượng nguồn làm giảm đến một nửa lượng phù sa về đồng bằng. Giảm phù sa có nghĩa là Đồng bằng sông Cửu Long không độ màu mỡ của đất, không bồi tụ phù sa, bờ sông, bờ biển sạt lở.

Những tác động của biến đổi khí hậu, của các công trình thượng nguồn đang đặt ra rất nhiều thách thức đối với một khu vực vốn có tới 70, 80% hoạt động sản xuất là nông nghiệp và chủ yếu dựa vào cây lúa.

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tạiTV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước