Gốm Chu Đậu, câu chuyện hồi sinh của một dòng gốm

Ban Truyền hình đối ngoại-Thứ hai, ngày 14/10/2019 15:40 GMT+7

VTV.vn - Gốm Chu Đậu (gốm hoa lam) có nguồn gốc từ thế kỷ 14, là một trong những dòng gốm Việt Nam nổi tiếng khắp thế giới.

Cho đến ngày nay, gốm Chu Đậu của Việt Nam vẫn đang được bảo quản và trưng bày tại hơn 40 bảo tàng trên khắp thế giới. Thậm chí, chiếc bình gốm hoa lam cổ còn được coi là báu vật của đất nước Thổ Nhĩ Kỳ và đang được bảo quản rất nghiêm ngặt.

Trải qua hàng chục năm nghiên cứu, các nhà khảo cổ đã khẳng định rằng vùng Chu Đậu, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương đã từng là một trung tâm sản xuất gốm cao cấp từ thế kỉ 14 đến thế kỉ 16. Những dòng men đặc trưng từ men rạn, men trắng trong, men ngọc, men hoa lam, men lục, xanh nâu, đến men tam thái đã làm nên danh tiếng của gốm Chu Đậu.

Gốm Chu Đậu nay đã trở lại với thị trường trong nước và quốc tế, lô hàng gốm Chu Đậu xuất khẩu đầu tiên là sang thị trường Tây Ban Nha vào năm 2003. Đến nay, gốm Chu Đậu sản xuất mới đã được xuất sang hơn 20 quốc gia. Gốm Chu Đậu thường được chọn làm những món quà ngoại giao mang "quốc hồn quốc túy" dành riêng cho nguyên thủ các nước trên thế giới. Vậy là một dòng gốm đỉnh cao ngủ quên gần 500 năm tại tỉnh Hải Dương đã được hồi sinh.

Thăng trầm nghề gốm Phước Tích Thăng trầm nghề gốm Phước Tích

VTV.vn - Bên cạnh dấu ấn về mặt kiến trúc, xưa kia, làng Phước Tích nổi tiếng gần xa với nghề làm gốm truyền thống, khiến cho ngôi làng trở nên giàu có và trù phú như ngày nay.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Từ khóa:

Gốm Chu Đậu

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước