Ông Trần Đức Liên (xã Bình Yên, Thạch Thất, Hà Nội), một trong những người mất đất tại dự án 52,7 ha tại xã Bình Yên cho biết, khi đến nhận tiền đền bù, ông mới ngỡ ngàng phát hiện hơn 1.000 mét đất nông nghiệp của gia đình ông đã không được đền bù với lý do vượt hạn mức. Bức xúc đi khắp nơi tìm hiểu, ông mới bất ngờ phát hiện, số đất trên của ông đã được 2 người không liên quan đứng tên, tạo lập hồ sơ để lấy tiền đền bù.
Cũng trong tình trạng tương tự, bà Hoàng Thị Quế (xã Bình Yên, Thạch Thất, Hà Nội) cũng bức xúc đi tìm hiểu và phát hiện, nhiều người trong thôn không hề mất đất cho dự án nhưng lại có tên trong danh sách nhận đền bù, thậm chí nhận số tiền rất lớn từ vài trăm triệu đến cả tỷ đồng. Trong đó, một người em ruột của bà đã được 1 người thuê đứng tên lấy tiền hộ.
Mặc dù nhận thức việc làm của mình là sai nhưng do xót xa khi đất của nhiều người thân, anh em họ hàng bỗng nhiên bị chính quyền địa phương cắt không đền bù, sau đó để người khác đứng tên số đất trên để lấy tiền đền bù của nhà nước, bà Nguyễn Thị Lâm (xã Bình Yên, Thạch Thất, Hà Nội) đã quyết định gặp lãnh đạo xã Bình Yên để nói lên sự thật. Trong khi đó, lãnh đạo UBND xã Bình Yên vẫn cho rằng, mình làm đúng quy trình.
Sau nhiều lần thuyết phục, ông chủ tịch xã Yên Bình cũng đã cho phép phóng viên được tiếp cận với bản đồ chi tiết từng thửa đất của từng hộ trong diện mất đất. Sau khi đối chiếu tên và số thửa đất của các hộ bị tố là không có đất nhưng vẫn đứng tên nhận hỗ trợ với các hộ giáp ranh xung quanh, người dân một lần nữa đã xác nhận các thửa đất mà các hộ này đứng tên không phải là đất của họ mà là của người khác.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!