Ghi nhận tại Phố Triệu Quang Phục, quận 5, TP.HCM, mặt hàng Đông dược được bày bán la liệt, đựng trong những chiếc bao tải không thể sơ sài hơn. Đặc biệt, chính người bán cũng không biết nguồn gốc xuất xứ Đông dược mình đang bán ở đâu.
Theo tìm hiểu, Đông dược bán ở đây hầu hết là các vị thuốc bắc, xuất xứ từ Trung Quốc. Tuy nhiên tìm "đỏ mắt" cũng không tìm thấy đơn vị nhập khẩu phân phối.
Tương tự, tại phố Lãn Ông ở Hà Nội, việc không có hóa đơn chứng từ nhập khẩu, không có giấy kiểm nghiệm chất lượng (tức không có bất kì cam kết nào cho dược liệu đảm bảo dược tính hay không) là tình trạng chung của hầu hết các cửa hàng bán Đông dược trên tuyến phố này.
Không chỉ trên thị trường, nguồn gốc và chất lượng tại các cơ sở khám chữa bệnh hay bệnh viện y học cổ truyền, chất lượng và nguồn gốc thuốc Đông dược vẫn là một dấu hỏi lớn.
Thế nhưng, hàng ngày, Đông dược từ những con phố bán buôn này vẫn được phân phối đi khắp các tỉnh thành trong cả nước.
Không chỉ trên thị trường mà ngay cả tại các cơ sở khám chữa bệnh hay bệnh viện Y học cổ truyền, chất lượng và nguồn gốc thuốc Đông dược vẫn là một dấu hỏi lớn.
Thống kê trong năm 2014/15, qua gần 400 vị thuốc tại các bệnh viện, Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương đã phát hiện tới 60% chưa đạt chất lượng, trong đó, 20% bị trộn rác, cát, xi măng, lẫn tạp chất, thậm chí tẩm ướp cả hóa chất độc hại.
Theo nghiên cứu của PGS.TS Hoàng Minh Chung, nguyên trưởng bộ môn Dược y học cổ truyền, Đại Học Y Hà Nội, trong 100 vị thuốc lấy tại các bệnh viện, có gần 50% vị thuốc không đúng theo quy định trong Dược điển Việt Nam IV, ngay từ cảm quan bề ngoài, nghĩa là giả mạo hoặc kém chất lượng.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!